Có nên tập yoga khi bị suy giãn tĩnh mạch không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy lời giải đáp cho vấn đề này như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Mục lục
Lợi ích của yoga với sức khỏe
Yoga là một phương pháp tập luyện lâu đời có nguồn gốc từ ấn độ. Phương pháp này không đơn thuần chỉ là những động tác uốn éo mà là sự kết nối tổng thể giữa tâm trí, cơ thể và tinh thần. Theo các chuyên gia sức khỏe, tập yoga đều đặn sẽ mang đến các lợi ích gồm:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một lợi ích cực kỳ to lớn khi tập yoga thường xuyên đó là nâng cao sức khỏe tim mạch. Các bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu. Máu được lưu thông tốt sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tới các mô, cơ trong cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh lý tim mạch như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim…
Điều hòa huyết áp
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc tập yoga đều đặn sẽ giúp kiểm soát và ổn định huyết áp. Kết quả này là do các động tác yoga sẽ giúp máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể và hồi ngược lại được duy trì ổn định, từ đó huyết áp được cân bằng ở mức tối ưu.
Ngoài ra, với những người bị cao huyết áp do mỡ máu hay cao huyết áp không rõ nguyên nhân thì yoga là bộ môn tập luyện tuyệt vời giúp hạ huyết áp hiệu quả. Kiên trì tập luyện trong một thời gian dài, huyết áp sẽ dần dần được ổn định.
Tác dụng khác
Ngoài các lợi ích cho tim mạch và huyết áp, tập luyện yoga còn đem lại nhiều tác dụng cực tốt khác cho sức khỏe như:
- Nâng cao sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
- Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
- Hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối.
- Giảm đau lưng và viêm khớp.
- Giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần.
Tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy vậy, có phải đối tượng nào cũng có thể tập luyện bộ môn này, đặc biệt là với người bị suy giãn tĩnh mạch thì có phù hợp không? Cùng xem câu trả lời cho vấn đề này ở phần sau.
Hỏi đáp: Bị giãn tĩnh mạch chạy bộ có tốt không?
Giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?
Giãn tĩnh mạch là tình trạng các van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả khiến máu hồi về tim bị cản trở, đọng lại trong lòng tĩnh mạch khiến chúng bị phù, giãn rộng ra. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tê mỏi chân, phù chân, cảm giác như kiến bò, chuột rút nhiều về đêm… khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể tập một số môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh để tăng cường lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng xảy ra. Tuyệt đối không tập những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh hay gây chèn ép tĩnh mạch khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nhiều người cho rằng tập yoga không tốt cho người suy giãn tĩnh mạch bởi nó yêu cầu phải căng cơ nhiều và việc này không hề tốt cho hệ thống tĩnh mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này hoàn toàn không đúng vì yoga có nhiều bài tập khác nhau, với những động tác phải căng cơ, làm tăng áp lực máu, gây cản trở lưu thông máu như ngồi hoa sen, ngồi chéo chân trong thời gian dài, bài tập hít sâu, ép bụng… thì người bệnh giãn tĩnh mạch không nên tập. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của mình để giảm đau nhức, khiến cơ thể khỏe mạnh và dễ chịu hơn.
Một số động tác yoga tốt cho người suy giãn tĩnh mạch
Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể tham khảo một số động tác yoga sau giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng bệnh:
Tư thế giãn chân trên tường
Lợi ích:
- Giúp chân thư giãn.
- Tăng cường tuần hoàn máu, giúp hệ thống tĩnh mạch chân khỏe mạnh hơn.
- Cải thiện triệu chứng mỏi và nặng chân do giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
- Nằm sát lưng xuống sàn, mông có thể đặt sát hoặc cách xa tường một chút.
- Giơ chân lên cao dựa vào tường, sao cho tạo với cơ thể thành góc vuông 90 độ, lòng bàn chân hướng lên.
- Điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, đảm bảo lưng và cổ được thư giãn.
- Đầu và cổ nhìn thẳng lên, thả lỏng cổ họng và cơ mặt.
- Tiếp đó, nhắm mắt lại và điều hòa nhịp thở đều.
- Giữ nguyên tư thế trong vài phút, xong thả lỏng cơ thể, điều hòa lại nhịp thở và ngồi dậy.
Tư thế đứng trên vai
Lợi ích:
- Giúp kích thích dòng máu lưu thông đến các cơ quan thuộc phần trên cơ thể, trong đó có tim, phổi…
- Trọng lực bị đảo ngược làm máu dễ dàng hồi chuyển từ chân về tim, cải thiện lưu thông, giúp chân thư giãn.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, thả lỏng cơ thể, tay và lưng để song song, lòng bàn tay úp xuống.
- Đẩy chân lên cao hướng về phía trần nhà rồi hơi vươn qua đầu.
- Mở rộng 2 lòng bàn tay để đỡ 2 bên hông.
- Từ từ nâng 2 chân lên thẳng đứng với trần nhà.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 phút, sau đó nhẹ nhàng thả người, để sống lưng về tư thế nằm thẳng ban đầu.
Tư thế căng giãn lưng
Lợi ích: Cải thiện lưu thông máu, giảm các cơn đau vùng lưng và chân, rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên mặt phẳng, 2 chân duỗi thẳng, bàn chân đặt sát nhau.
- Vừa thở ra vừa từ từ khom người cúi xuống sao cho đầu chạm vào gối trong khi 2 đầu gối vẫn được giữ thẳng và ép sát xuống sàn.
- Hai tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo ôm lấy bàn chân để dễ gập người hơn.
- Giữ nguyên tư thế trong 10-20 giây sau đó hít vào rồi nhấc đầu và thân mình lên, thả lỏng hai tay và toàn thân, trở về tư thế ban đầu.
Những lưu ý khi tập yoga với người bị suy giãn tĩnh mạch
Tập các động tác yoga phù hợp sẽ giúp người suy giãn tĩnh mạch cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh của cơ, xương khớp, nâng cao sức khoẻ tổng thể nói chung và tĩnh mạch nói riêng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình tập để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Chỉ tập các tư thế tốt cho lưu thông máu từ chân chảy về tim, giúp làm giảm sức ép lên van tĩnh mạch như tư thế lộn ngược, đứng trên vai,…
- Không tập các tư thế gây tăng áp lực lên tĩnh mạch như ngồi hoa sen, bắt chéo chân, hít sâu, ép bụng….
- Có thể thực hiện các bài tập nâng chân, nhón gót chân để tăng độ dẻo dai cho cơ bắp vùng chân và hông, từ đó giúp đẩy máu từ các tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu và về tim thuận lợi hơn.
- Nên kết hợp tập yoga với các bộ môn khác như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp để kích thích tuần hoàn máu và bớt nhàm chán.
- Có thể đeo vớ giãn tĩnh mạch khi tập yoga để hiệu quả mang lại tối ưu.
- Sau khi tập yoga nên xối lại chân với nước lạnh, như vậy sẽ giúp co tĩnh mạch, ngăn ngừa tình trạng sưng phù chân.
- Trước khi người bệnh giãn tĩnh mạch có ý định tập yoga thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để biết bản thân phù hợp với mức độ tập luyện nào. Tránh trường hợp tập các bài tập nặng, quá sức khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân
Tóm lại, tập yoga có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch nếu được thực hiện đúng và đều đặn. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn được các tư thế tập phù hợp nhất với tình trạng bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Tham khảo từ: Giãn tĩnh mạch có nên tập yoga – dulcit.vn