Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, nên làm thế nào để “chung sống hòa bình” với bệnh lý này trở thành băn khoăn của hầu hết các bệnh nhân. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những điều nên làm hàng ngày để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và kéo dài thời gian suy giãn tĩnh mạch tái phát.
[
Mục lục
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Để kiểm soát tốt suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể tận dụng chế độ ăn uống để tăng cường yếu tố bảo vệ và loại bỏ tác nhân có hại cho tĩnh mạch được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Những lưu ý chi tiết gồm:
Thực phẩm nên ăn
Là những loại thực phẩm tốt cho thành mạch, tuần hoàn và góp phần giảm nhẹ các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra, bao gồm:
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C: Kích thích quá trình sản xuất collagen và elastin đồng thời giúp thu dọn gốc tự do trong cơ thể, qua đó bảo vệ tĩnh mạch tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, dâu tây, ớt chuông, kiwi, súp lơ, cần tây,….
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin E: Hỗ trợ ngăn cản quá trình đông máu, thúc đẩy tuần hoàn trong tĩnh mạch tốt hơn, nhờ đó giảm nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu. Vitamin E có nhiều trong thực phẩm như: hạt hướng dương, rau bina, hạnh nhân kiwi, tôm, dầu ô liu,…
Tăng thực phẩm giàu chất xơ: Giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm táo bón từ đó giảm áp lực cho hệ tĩnh mạch ở nửa người dưới. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ quả tươi, các loại đậu, yến mạch, hạt lanh, ngũ cốc, lúa mì,…
Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid: Cho tác dụng chống oxy hóa, góp phần bảo vệ tĩnh mạch tổn thương và ngăn tĩnh mạch suy giãn. Những thực phẩm nhóm này gồm: cải bó xôi, tỏi, trái cây họ cam, anh đào, táo, cần tây, bông cải xanh,…
Tăng cường thực phẩm giàu rutin: Giúp tăng sức bền và giảm tính thấm của thành mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp, qua đó bảo vệ tĩnh mạch và giảm các triệu chứng như: phù nề chân, giãn vỡ tĩnh mạch. Rutin có nhiều trong nụ hoa hòe, kiều mạch, táo gai, trà đen, trà xanh,…
Thực phẩm giàu Kali: Giúp giảm giữ nước trong cơ thể, giảm triệu chứng phù đồng thời hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh, giảm tình trạng chuột rút trong suy giãn tĩnh mạch. Thực phẩm giàu kali gồm: đậu lăng, hạnh nhân, khoai tây, cá ngừ, cá hồi, các loại rau,…
Thực phẩm cần tránh
Người bệnh cũng cần tránh sử sử dụng những loại thực phẩm có hại cho tuần hoàn, mạch máu hoặc khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn, điển hình như:
- Đồ ăn nhiều muối: Làm tăng giữ nước trong cơ thể, khiến triệu chứng phù nề, nặng mỏi chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Làm giảm tốc độ lưu thông máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến dễ hình thành cục máu đông. Không những vậy, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho tim mạch.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thường giàu muối khiến cơ thể tăng giữ nước làm nặng hơn triệu chứng phù. Ngoài ra, thực phẩm đóng hộp còn sử dụng các chất bảo quản ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và tuần hoàn của cơ thể.
- Đồ uống có cồn: Gây rối loạn tuần hoàn và ảnh hưởng đến chức năng tim mạch khiến suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh hơn.
2. Chế độ luyện tập hợp lý
Tập luyện mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tổng thể đồng thời giảm nhẹ ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch đến đời sống của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn được những bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Những môn thể thao tốt cho người giãn tĩnh mạch gồm:
- Đi bộ: Đi bộ khoảng 10 – 30 phút/ ngày giúp thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm nguy cơ lở loét do hiện tượng loạn dưỡng trong suy giãn tĩnh mạch.
- Bơi lội: Cho phép chân hoạt động liên tục nhưng lại không phải chịu quá nhiều áp lực. Bài tập này giúp tăng cường tuần hoàn, phát triển cơ bắp và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể.
- Đạp xe: Giúp các khớp chân phối hợp linh hoạt và điều hòa nhịp thở. Bài tập đạp xe tạo điều kiện cho tuần hoàn máu từ chân về tim tốt hơn, cải thiện triệu chứng đau nhức, nặng nề ở chân.
- Các bài tập giãn cơ: Có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến các cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân về tim qua đó cải thiện triệu chứng: đau nhức, phù nề, tê bì, chuột rút ở chân.
Xem chi tiết: 8 bài tập tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Bên cạnh đó, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần tránh những bộ môn thể thao như: bóng rổ, đá bóng, bóng chuyền, nâng tạ, nhảy cao, nhảy xa,… Những môn thể thao này thường đòi hỏi cường độ tập luyện cao, tạo áp lực mạnh và đột ngột lên chân. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương, khiến tĩnh mạch bị tổn thương và làm tăng nặng triệu chứng đau nhức, phù nề, chuột rút, nặng mỏi ở chân sau tập luyện.
3. Loại bỏ thói quen xấu
Người bệnh cần chủ động loại bỏ những thói quen sinh hoạt làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, ngăn cản tuần hoàn máu từ tĩnh mạch về tim và làm các triệu chứng trở nặng, bao gồm:
- Đi giày chật: Tăng chèn ép lên các tĩnh mạch ở bàn chân, làm nặng hơn các triệu chứng: phù nề, sưng tấy và đau nhức ở chân.
- Đi giày cao gót: Trọng lượng của cơ thể đổ dồn về các đầu ngón chân, làm cản trở quá trình tuần hoàn máu khiến chân bị đau nhức, phù nề nghiêm trọng hơn.
- Mặc quần áo bó sát: Cản trở tuần hoàn máu từ chân về tim khiến người bệnh bị nhức mỏi, phù nề chân nhiều hơn. Thói quen này cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Đứng hoặc ngồi quá lâu: Thói quen này làm tăng áp lực lên hệ thống thần kinh, mạch máu và cơ bắp ở vùng chân. Hệ quả là tĩnh mạch suy giãn nặng hơn và làm nặng các triệu chứng: đau nhức, chuột rút, tê bì, nặng mỏi ở chân.
- Tắm hoặc ngâm chân nước nóng: Nhiệt độ nóng khiến tĩnh mạch giãn nở, tăng ứ đọng máu trong lòng mạch khiến người bệnh bị phù nề, đau mỏi và tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch.
4. Massage chân mỗi ngày
Massage chân là biện pháp hỗ trợ lưu thông máu, giảm áp lực cho hệ thống tĩnh mạch, từ đó giảm tốc độ tiến triển suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng làm giảm tình trạng đau nhức, phù nề, tê bì hay chuột rút ở chân.
Cách massage cũng rất đơn giản, người bệnh có thể tự dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng từ mắt cá chân lên bắp đùi. Liệu pháp này cần được thực hiện đều đặn khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để phát huy hiệu quả tốt nhất. Nếu có điều kiện, người bệnh có thể đến những cơ sở massage trị liệu chuyên nghiệp để tăng cường hiệu quả.
5. Sử dụng vớ y khoa
Vớ y khoa (hay tất giãn tĩnh mạch) là thiết bị y tế được thiết kế chuyên biệt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nhằm mục đích ổn định cơ bắp, mạch máu và tạo lực thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân về tim. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng tất đúng cách giúp ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện các triệu chứng: phù nề, sưng tấy chân.
Một số loại vớ y khoa thường được sử dụng gồm:
- Vớ độ I: Áp lực 10 – 15mmHg giúp dự phòng suy giãn tĩnh mạch tái phát.
- Vớ độ II: Áp lực từ 20 – 25mmHg giúp điều trị giãn tĩnh mạch nhẹ.
- Vớ độ III: Áp lực từ 30 – 35mmHg giúp điều trị suy giãn tĩnh mạch nặng, có phù chân và huyết khối.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cách sử dụng và thời gian đeo vớ có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng phù hợp nhất với mình.
Xem thêm: Cần mang vớ y khoa trong thời gian bao lâu?
6. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh thường được khuyên kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Liệu pháp này nhằm tăng hiệu quả kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và dự phòng suy giãn tĩnh mạch tái phát.
Một trong những sản phẩm hỗ trợ được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay là viên uống thảo dược Dulcit. Sản phẩm được kết hợp từ bộ 3 thảo dược chuyên biệt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch gồm:
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa (40mg Aescin): Có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường độ đàn hồi tĩnh mạch và giảm 60 – 80% triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chỉ sau 4 – 12 tuần.
- Chiết xuất đậu chổi (7.5mg Ruscogenin): Có khả năng thu nhỏ tĩnh mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, nhờ đó ngăn suy giãn tĩnh mạch tiến triển và hình thành biến chứng.
- Bột lá cây phỉ (30mg): Có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa viêm tĩnh mạch và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Viên uống Dulcit là sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với nguồn dược liệu độc quyền từ Holistica – Pháp. Sản phẩm đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Viên uống Dulcit hiện đã được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc.
7. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Ngay cả khi các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch đã được kiểm soát tốt, người bệnh vẫn cần duy trì thói quen tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ. Việc làm này giúp nhanh chóng phát hiện những tiến triển bất thường của bệnh và đưa ra biện pháp xử trí kịp thời.
Các biện pháp tại về lối sống, dinh dưỡng chỉ mang tính hỗ trợ, không thể thay thế phác đồ điều trị chuyên khoa. Vì vậy, sau khi thăm khám, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn điều trị được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ngưng dùng thuốc hay bỏ dở phác đồ để tránh nguy cơ bệnh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc: Bị giãn tĩnh mạch chân nên làm gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm được đáp án phù hợp với mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ trực tiếp qua hotline 1900 545 518 để được chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.