Nước lá sả giúp các tổn thương do rôm sảy, mụn nhọt nhanh lành, đồng thời chống cảm lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi…. Nhờ vậy, rất nhiều bà mẹ đã dùng lá sả để làm nước tắm cho bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết nấu nước tắm bằng lá sả cho bé đúng cách. Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe để biết thêm chi tiết.
Mục lục
1. Tìm hiểu về cây sả
Cây sả còn được gọi là cỏ sả hoặc lá sả, hương mao.
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java)
Họ: Lúa
Phân bố: Sả được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Nguồn gốc của cây sả là ở nước Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan. Còn ở Việt Nam, cây sả được trồng nhiều ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền Bắc. Cây sả được trồng ở khắp nơi và thường được dùng để làm gia vị, làm thuốc, cất thành tinh dầu hoặc nấu nước gội đầu.
1.1. Đặc điểm của cây sả
- Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1 mét và thường mọc thành bụi.
- Rễ chùm, thân rễ có màu trắng hoặc hơi tím. Trong điều kiện đất tươi xốp, giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, rễ có thể ăn sâu dưới lòng đất từ 25 – 40 cm.
- Lá là bộ phần để chưng cất tinh dầu, lá sả có phiến dài (khoảng 1 mét) và hẹp, nhọn ở phần đầu lá. Nếu nhìn qua thì có phần hơi giống lá lứa, khi sờ vào lá có cảm giác thô ráp. Bẹ lá sả không có lông nhưng có một ít phần màu trắng.
- Thân của cây sả có nhiều đốt, các đốt có chiều dài từ 0.2 – 3 cm.Thân của cây sả gồm các bẹ lá sả ôm thành với nhau. Cây sả có một mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
Cách thu hoạch cây sả: Có rất nhiều cách để thu hoạch sả. Nếu bạn thu hoạch sả dùng để ăn thì bạn có thể chọn củ sả to trong cụm khi trồng được 3 – 4 tháng. Còn nếu bạn dùng để chiết xuất thành tinh dầu thì sẽ thu hoạch sau khi bạn trồng được 10 tháng.
1.2. Thành phần hóa học của cây sả
Trong củ sả có các thành phần hóa học chính là geranilo, citronellol, geganiol, xitraia và citral chiếm khoảng từ 65-85%.
2. Công dụng của cây sả
Trong cuộc sống hàng ngày, củ sả là một loại gia vị phổ biến trong các bữa ăn bởi nó có mùi thơm, vị cay, tính ấm nên có tác dụng làm ấm bụng, thông khí. Có một điều nữa bạn nên biết đó là sả có hàm lượng chất dinh dưỡng rất là cao như: sắt, magie, kali, kẽm… Những khoáng chất này rất cần thiết cho cơ thể của mỗi chúng ta.
Đối với trẻ nhỏ: trong củ sả có chứa nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa và vitamin C nên đun nước sả để tắm cho bé có thể phòng ngừa cảm cúm, trị ho, loại bỏ rôm sảy, mụn nhọt một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Chất geraniol và citronella trong củ sả có một mùi thơm đặc biệt và có thể xua đuổi được côn trùng và muỗi cắn cho bé.
Ngoài ra, củ sả còn được dùng để chưng cất làm tinh dầu và làm thuốc.
Bên cạnh đó, sả còn có rất nhiều công dụng khác như:
- Ngăn ngừa ung thư.
- Trị cảm sốt, không ra được mồ hôi do bị phong hàn.
- Giảm huyết áp.
- Dùng để giải rượu.
- Giải nhiệt, lợi tiểu.
- Giúp làm đẹp da.
- Trị gàu.
- Giúp giảm cân.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Với những bạn nào có vấn đề về tiêu hóa thì sả sẽ là một bài thuốc hiệu quả, ngăn ngừa được chứng đầy hơi, kích thích tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm tại: https://caythuoc.vn/
3. Tắm lá sả cho bé có tác dụng gì?
Nước lá sả giúp phòng ngừa cảm cúm: Với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ thể của bé rất dễ bị kích ứng. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa, nhất là lúc trời se lạnh, trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp, cảm cúm, sốt…Thay bằng việc cho bé dùng thuốc kháng sinh, mẹ có thể phòng tránh cho con bằng cách đun nước sả để tắm cho bé. Khi đó, các tinh dầu trong củ sả sẽ giúp cho bé có cảm giác thông thoáng đường họng, giúp bé có tinh thần thoải mái. Ngoài ra, tính ấm của cây sả còn có tác dụng trong việc tuần hoàn máu nên giúp bé ngủ sâu giấc sau mỗi lần tắm gội.
Loại bỏ rôm sảy, mụn nhọt: Do có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng cao nên nước tắm sả còn có tác dụng ngăn ngừa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa. Đối với các bé sơ sinh, phải đóng bỉm hàng ngày gần như 24/24 nên việc hăm tã là không thể tránh khỏi. Khi đó, mẹ có thể tắm cho con bằng nước lá sả để giúp cho những vùng da bị tổn thương nhanh chóng bình phục.
Xem thêm: Mẹ nên làm gì khi con yêu bị hăm da.
Bảo vệ làn da của bé: Theo các nhà khoa học cho thấy, trong củ sả có chứa chất streptomycin có khả năng sát khuẩn cao nên có tác dụng bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chất methylisoeugenol và một số hợp chất khác có thể tiêu diệt được nấm và vi khuẩn, ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Ngoài ra, trong của sả còn chứa các chất chống oxy hóa và các vitamin C nên có tác dụng loại bỏ hết các tế bào chết trên bề mặt da, các lỗ chân lông khít hơn để tránh các vi khuẩn có thể xâm nhập được. Từ đó, giúp da của bé được mịn màng và khỏe mạnh hơn.
Bảo vệ bé khỏi muỗi và côn trùng: Trong lá sả có chứa tinh dầu với thành phần như geraniola và citronelola. Đây là hai chất khử mùi và có tính kháng khuẩn mạnh nên có tác dụng xua đuổi côn trùng và muỗi. Chính vì vậy, việc tắm cho bé bằng lá sả không chỉ giúp cho da bé sạch sẽ, cung cấp các dưỡng chất cho da mà còn có tác dụng bảo vệ bé không bị muỗi và côn trùng tấn công.
4. Cách nấu nước tắm bằng lá sả cho bé
(Cách đun nước tắm bằng lá sả cho bé)
Cách chọn nguyên liệu:
- Bạn nên chọn những cây sả còn tươi, có màu xanh, không bị dập nát.
- Cây sả các bẹ còn ôm chặt vào nhau, bẹ già ở ngoài bên trong là các bẹ non. Lá sả không bị dập nát hoặc khô héo.
- Khi bạn cho củ sả nên mũi ngửi phải có một mùi thơm đặc trưng.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy chuẩn bị một nắm lá sả.
- Đem lá sả đi rửa sạch để loại bỏ hết các bụi bẩn và bùn đất. Sau đó, ngâm với nước muối khoảng 10 phút thì vớt ra.
- Cho lá sả vào nồi đun sôi với 2 -3 lít nước. Khi nào nước sôi thì vặn nhỏ lửa , đun tiếp khoảng 10 phút để các chất trong củ sả ngấm hết ra nước thì tắt bếp.
- Bạn đổ nước ra chậu tắm, bỏ hết phần lá. Pha thêm 1 ít nước lạnh sao cho nhiệt độ nước trong chậu từ 35-38 độ C thì tắm cho bé như bình thường.
- Bạn nên tắm cho con một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nên tắm kỹ cho con những vùng có nếp gấp như: nách, bẹn, mông vì những chỗ đó thường có nhiều mồ hôi nên sẽ tích tụ nhiều chất bẩn và vi khuẩn.
- Sau khi tắm xong, mẹ tráng lại người cho con với nước ấm.
- Lau khô người, mặc quần áo cho bé.
5. Những lưu ý khi tắm nước lá sả cho bé
(Những lưu ý khi tắm cho con bằng nước lá sả)
- Lá sả bạn chọn để tắm cho con phải đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc. Tránh trường hợp, bạn lấy phải lá sả bị phun thuốc sâu hoặc có chứa thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy sẽ có hại cho làn da của bé.
- Nước tắm sau khi đun xong, bạn có thể dùng một chiếc khăn màn to để lọc lấy nước. Việc làm này có thể loại bỏ được các lông của lá sả để hạn chế gây kích ứng lên da của bé.
- Tắm bằng nước lá sả gần như rất lành với mọi làn da của bé. Nhưng trước khi tắm mẹ nên thử xem nước này có gây kích ứng da cho bé hay không bằng cách lấy 1 ít nước lá sả nguyên chất thoa lên tay của bé. Bạn đợi 5-7 phút nếu không có hiện tượng mẩn ngứa hoặc dị ứng thì khi đó, mẹ có thể tắm cho con. Hoặc mẹ có thể tham khảo ý kiến cho các bác sĩ da liễu trước khi tắm cho con bằng nước sả.
- Mỗi một lần tắm, bạn chỉ lấy một lượng lá sả vừa đủ, bạn không nên đun nước lá sả quá đặc hoặc pha thêm muối hoặc chanh. Vì nước tắm đặc có thể khiến cho da của bé bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Còn nước tắm pha thêm chanh, muối có thể khiến da bé bị kích ứng gây xót hoặc rát cho bé.
- Mẹ chỉ nên áp dụng tắm cho bé từ 2 -3 lần/tuần và một ngày chỉ nên tắm cho con tối đa 1 lần/ngày. Để đạt được hiệu quả tốt nhất mẹ có thể tắm cho còn từ 2-3 tuần.
- Không tắm cho bé bằng nước lá sả khi da của bị tổn thương, trầy xước, mưng mủ vì lúc này da của bé có thể đã bị mất đi lớp màng bảo vệ. Trong khi, có thể có một số loại vi khuẩn bám trên lá sả vẫn còn sống dù nước tắm đã được đun sôi. Khi đó, da của bé bị nhiễm khuẩn từ nước tắm là rất cao.
- Sau một thời gian dài mẹ tắm cho bé mà thấy các mụn nhọt, rôm sảy không giảm và có hiện tượng lan rộng ra các vùng da khác thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trên đây, Tinsuckhoe đã bày cho mẹ cách tắm cho con bằng lá sả đúng cách, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho bé. Chúc các mẹ áp dụng thành công!
Đọc thêm: Tắm lá tía tô cho bé có tốt không?
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby
Trời lạnh tắm cho bé mẹ rất lo lắng, sợ bé bị lạnh rồi cảm và ốm sốt. Nhưng mẹ không cần lo nữa vì đã có sữa tắm bé Fons Care Baby.
Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby 100% thảo dược thiên nhiên, là chiết xuất của GỪNG cùng các thảo dược Việt vô cùng AN TOÀN và LÀNH TÍNH: Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, chiết Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, chiết xuất Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô sẽ giúp bé tắm sạch thơm tho mà không lo bị cảm lạnh.
Bên cạnh đó, Fons Care Baby được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, cho ra từng giọt sữa tắm gội đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, để chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất tạo bọt hóa học, chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Fons Care Baby nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngăn ngừa và làm sạch các mảng bám trên da đầu (cứt trâu) ở trẻ nhỏ.
——————–
Chỉ với 135,000đ/ chai 300ml, đủ dùng cả tắm và gội cho bé yêu từ 2- 3 tháng.
Bé yêu sẽ được chăm sóc từ đầu đến chân với sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược .
Đặt mua sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY