Bị hôi miệng sau khi nhổ răng không phải là tình trạng hiếm gặp trong nha khoa. Nó được xem là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng có thể là do một biến chứng nào đó sau khi nhổ răng gây nên. Vậy tại sao sau khi nhổ răng miệng lại hôi? Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tại sao nhổ răng xong bị hôi miệng?
Hôi miệng do máu chảy ra
Bình thường sau mỗi lần nhổ răng, máu sẽ chảy ra trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Mặt khác, máu có mùi hôi tanh và khó chịu đặc trưng nên có thể bạn sẽ cảm thấy trong miệng xuất hiện những vị khác lạ, xuất hiện mùi hôi nhẹ khi thở ra.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sau khi nhổ răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Nguyên nhân là do phải tránh không đụng vào vết thương chỗ nhổ răng. Nếu vô tình có những tác động mạnh lên chân răng chiếc răng vừa nhổ thì có thể làm tan cục máu đông làm cho vết thương tại đây lâu lành hơn, gây ra hôi miệng. Thậm chí, nếu bị nặng chân răng vừa nhổ có thể bị viêm nhiễm.
Do đó, không đánh răng hay đánh răng không đúng cách là nguyên nhân khiến bạn bị chứng hôi miệng trong thời gian này.
Khi vết thương dần lành lại kèm theo vệ sinh đúng cách thì triệu chứng hôi miệng cũng dần được cải thiện.
Nhiễm trùng
Khi nhổ răng tạo cho hàm răng một khoảng trống. Nơi đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm. Cùng với đó là các dấu hiệu như đau, sưng,…trong một số trường hợp nặng còn có thể dẫn đến có mủ.
Khi đó, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, vết nhiễm trùng này có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như: nhiễm trùng huyết, sưng hạch bạch huyết,…
Do bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau
Thông thường sau nhổ răng, để hạn chế những cơn đau và khó chịu cho bệnh nhân thì bác sĩ thường kê cho họ một vài loại thuốc giảm đau. Khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân có thể gặp tác dụng không mong muốn là khô miệng.
Khi miệng khô, nước bọt giảm tiết, khả năng làm sạch khoang miệng cũng giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí. Do đó mà sau khi nhổ răng sẽ xuất hiện mùi hôi.
Dùng các chất kích thích sau khi nhổ răng
Theo các chuyên gia khuyến cáo sau khi nhổ răng khoảng 5 – 7 ngày thì không nên sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,…Bởi thành phần tạo nên những chất này là những chất hóa học khi tiếp xúc với vết thương sẽ khiến vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, nó còn khiến chúng ta bị hôi miệng do có thể gây ra những tác động hóa học.
Hôi miệng do mắc một số bệnh lý cơ thể
Sau khi nhổ răng, nếu xuất hiện hôi miệng cũng khiến chúng ta hiểu nhầm hôi miệng là do tình trạng bệnh lý nếu 2 thời điểm xuất hiện trùng nhau.
Khi đó, rất khó phân biệt nguyên nhân là do bệnh lý bên trong cơ thể hay do nhổ răng vì mùi hôi chỉ phát ra từ miệng. Do vậy, bạn nên đến cơ sở khám chuyên khoa để được khám và tư vấn tốt hơn.
Dụng cụ nha khoa dùng để nhổ răng không đảm bảo vệ sinh
Đây là yếu tố khách quan gây ra tình trạng hôi miệng. Nếu thực hiện nhổ răng bằng những dụng cụ không vô trùng, không đảm bảo khâu vệ sinh thì sẽ là cơ hội để các vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào răng.
Trước khi nhổ răng nên sát khuẩn và vệ sinh dụng cụ bằng những dung dịch sát khuẩn dành riêng cho nha khoa.
Đọc thêm: Răng khôn bị sâu có nên nhổ hay không?
2. Hôi miệng sau khi nhổ răng có ảnh hưởng như thế nào?
Dấu hiệu hôi miệng bình thường
Khi hôi miệng là do các tác động như: sử dụng các chất kích thích hay vệ sinh răng miệng không đúng cách,…sẽ khiến bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp với đối phương thậm chí mất thiện cảm của họ ngay từ lần đầu gặp gỡ.
Tuy nhiên, hôi miệng do các nguyên nhân này chỉ gặp trong thời gian ngắn, chỉ khoảng từ 5 – 7 ngày nếu biết cách vệ sinh đúng và không sử dụng những chất trên. Mùi hôi cũng vì thế mà được cải thiện dần. Do đó, bạn không phải lo lắng nhiều khi thấy tình trạng này.
Dấu hiệu hôi miệng do những biến chứng hay nhiễm trùng
Sau khi nhổ răng, nếu thấy các triệu chứng như tại chỗ nhổ răng sưng tấy, đỏ,…cùng với hơi thở có mùi hôi thì đây là dấu hiệu cảnh báo vết thương đã bị nhiễm trùng. Lúc này, tình trạng này không chỉ có ảnh hưởng đến tâm lý, giao tiếp hàng ngày mà còn để lại những biến chứng như
- Chân răng bị nhiễm trùng
- Đau nhức chân răng, viêm lợi, viêm nướu.
- Thậm chí, một số trường hợp còn khiến viêm thực quản, dạ dày do vi khuẩn di chuyển xuống.
Nếu có những dấu hiệu trên thì bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
3. Cách khắc phục và phòng ngừa hôi miệng sau khi nhổ răng
Đến phòng khám chuyên khoa
Sau khi nhổ răng, nếu thấy hơi thở của mình có mùi hôi khó chịu thì nên quay lại phòng khám đã nhổ răng cho bạn trước đó. Như vậy sẽ giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây hôi miệng từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Trong trường hợp nguyên nhân gây hôi miệng là do khâu thực hiện thủ thuật không đảm bảo thì bác sĩ sẽ sử dụng NaCl 0,9% để làm sạch khoang miệng. Dùng bông gòn tẩm Eugenol hay Idofoc đặt vào chân răng. Bên cạnh đó, sử dụng thêm một số loại thuốc như kháng viêm để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và sưng tấy cho bệnh nhân.
Nếu vết thương nhiễm trùng thì dựa vào mức độ nhiễm trùng và tình trạng răng miệng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị tốt nhất. Nếu vết thương nặng, sưng to thì có thể tiến hành rạch áp xe, chích mủ và sử dụng thêm thuốc chống viêm.
Thực hiện chế độ chăm sóc răng đặc biệt
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do vấn đề về vệ sinh thì có thể khắc phục tình trạng này bằng cách
Lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm và nhỏ, có thể len vào giữa những kẽ răng để làm sạch tốt nhất. Chải nhẹ nhàng phần bên trên hàm nhổ răng. Việc làm này vừa giúp khoang miệng sạch sẽ lại hạn chế được tình trạng hôi miệng.
Nên lựa chọn những thức ăn mềm như cháo, sinh tố, súp,…vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại tránh được những tác động mạnh vào vết thương, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Tránh sử dụng những đồ uống có cồn hay gây mùi như thuốc lá, rượu, bia. Như vậy, vết thương sẽ mau chóng lành lại cũng như tránh hôi miệng hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ nước. Để tránh nước tràn vào vết thương khiến vết thương lâu lành thì nên sử dụng ống hút thay vì uống trực tiếp.
Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi,… có tác dụng giúp vết thương nhanh liền hơn, săn chắc nướu. Ngoài ra, còn có tác dụng trung hòa vi khuẩn được hiệu quả hơn. Một cốc nước ép cam mỗi ngày có thể là một sự lựa chọn hiệu quả dành cho bạn.
Thực hiện nhổ răng tại nha khoa uy tín
Bên cạnh những biện pháp kể trên thì việc nhổ răng tại phòng khám uy tín và đảm bảo chất lượng cũng giúp tình trạng hôi miệng được cải thiện rất nhiều. Tại những cơ sở uy tín, quy trình nhổ răng được tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh, được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao. Nhờ vậy mà tránh được tình trạng hôi miệng xảy ra.
Ngoài ra, bạn cũng nên có các biện pháp phòng ngừa hôi miệng sau khi nhổ răng như sau:
Không dùng tay hay bất kỳ đồ dùng nào vào khu vực vừa nhổ răng.
Nhiều người có thói quen sử dụng tăm để xỉa răng sau mỗi bữa ăn và cắn móng tay, như vậy, có nguy cơ cục máu đông sẽ vỡ ra khiến cho miệng có mùi hôi và gây nhiễm trùng.
Lấy bông gạc, thấm nước và nhẹ nhàng lau lên vết thương sau mỗi bữa ăn. Không nên có những tác động mạnh hoặc dùng bàn chải chải trực tiếp vào vết thương mới nhổ răng.
Có chế độ ăn uống đặc biệt sau nhổ răng. Lựa chọn những loại thức ăn mềm như sinh tố, cháo, súp,…để hạn chế chạm vào vết thương và quai hàm không phải vận động nhiều.
Sau mỗi bữa ăn nên súc miệng bằng nước lọc để làm sạch thức ăn và loại bỏ các mảng bám.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi nhổ răng một thời gian cần sự tư vấn của Bác sĩ về quy trình cạo vôi răng. Phương pháp này không những ngăn ngừa được tình trạng hôi miệng mà còn giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Tình trạng hôi miệng sau nhổ răng không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần biết nguyên nhân để từ đó có cách chăm sóc và phòng ngừa phù hợp.