Xã hội ngày càng phát triển nên có rất nhiều gia đình ngày càng chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn bé. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên niềng răng cho trẻ ở độ tuổi nào, niềng bằng phương pháp nào là hợp lý nhất. Dưới đây Tinsuckhoe.org sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi cần biết nhé!
Mục lục
Làm sao để biết con bạn có cần niềng răng không?
Trước tiên thì các bé có khớp cắn chuẩn không cần niềng răng. Tuy nhiên, do bẩm sinh hay trong quá trình lớn lên (các thói quen xấu, hay vấn đề ăn nhai) có thể khiến khớp cắn bị sai lệch. Vì thế, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm các bất thường về răng để có hướng điều trị kịp thời cho con.Làm sao để biết con bạn có cần niềng răng không thì quý phụ huynh cần chú ý quan sát một chút những điều sau:
Trẻ có hàm răng hô
Hàm hô (vẩu) là tình trạng răng hàm trên bị chìa ra ngoài nhiều hơn so răng hàm dưới, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cả chức năng nhai nuốt, phát âm của trẻ. Nguyên nhân có thể do xương, do răng hoặc cả hai. Bạn nên xem xét đến việc niềng răng cho trẻ ngay để tránh những hậu quả về sau.
Trẻ có hàm răng móm
Trái với răng hô là tình trạng răng móm hay răng hàm dưới đưa ra trước răng hàm trên. Theo nghiên cứu, trong quá trình tăng trưởng xương hàm dưới có tốc độ phát triển nhanh hơn xương hàm trên. Do vậy bạn hãy chú ý sự phát triển hàm răng của trẻ, thường xuyên đến bác sĩ nha khoa để nhận thấy sớm và điều trị triệt để.
Trẻ có răng thưa
Tình trạng răng thưa có nhiều nguyên nhân bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Răng thưa không niềng sớm cũng phát sinh các vấn đề về sau nên thấy trẻ bị thưa răng thì bố mẹ nên đưa các bé đến khám nha khoa nhé!
Trẻ có hàm răng chen chúc
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bạn nhỏ khi mà răng sữa đã gẫy nhưng răng vĩnh viễn mọc lên lại không đúng hàng, đúng lối. Chúng mọc chồng chéo, lệch lạc, chen chúc với cả những răng khác. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai của trẻ gây tình trạng biếng ăn.
Trẻ bị hở khớp cắn
Khi mà khớp cắn bị hở thì răng cửa hàm trên không thể chạm vào răng cửa hàm dưới. Thậm chí có lúc bạn còn nhìn thấy được cả lưỡi của mình trong lúc đang khép miệng. Việc để hở khớp căn là sai lệch nghiêm trọng nhất cần khắc phục ngay.
Trẻ bị khớp cắn sâu
Đây là tình trạng hàm dưới bị lọt thỏm và khuất sâu ở trong của hàm trên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ăn nhai của trẻ,
Một số trường hợp khác
– Trẻ bị sâu nhiều răng: răng sâu nhiều dễ gây mất khoảng cho răng vĩnh viễn mọc, làm lệch lạc hàm răng sau này của trẻ.
– Trẻ có khuôn mặt không cân đối: có thể do sai lệch khớp căn, xương hàm dưới lệch sang bên…
– Trẻ có thói quen xấu: như mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng…cũng làm sai lệch khớp cắn.
Những lợi ích khi niềng răng cho trẻ
Việc niềng răng cho trẻ được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo là nên thực hiện càng sớm sẽ có được kết quả tốt hơn cùng nhiều lợi ích dưới đây.
Nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai
Răng bị lệch lạc, hô móm…làm cho khuôn mặt trẻ em bị biến dạng, mất cân đối, nụ cười cũng kém duyên và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Không chỉ vậy, chúng còn cảm thấy mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Răng sai lệch khiến quá trình nhai nuốt bị ảnh hưởng, vệ sinh răng miệng, phát âm khó khăn hơn…Do vậy mà muốn nâng cao chất lượng cuộc sống sau này của bé, cha mẹ nên quan tâm ngay đến vấn đề này càng sớm càng tốt. Hãy cho trẻ một hàm răng chuẩn đẹp và tự tin nhất.
Hạn chế các bệnh lý về răng miệng
Niềng răng sớm sẽ khắc phục kịp thời tình trạng răng bị sai lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khớp cắn. Ngoài ra, chúng còn góp phần làm cho xương hàm phát triển đều, tránh nguy cơ phẫu thuật về sau và đặc biệt giúp vệ sinh răng miệng nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Cho hiệu quả nhanh và tốt hơn
Khi bạn niềng răng sớm cho trẻ, khi đó xương hàm của trẻ mềm, răng dễ di chuyển về đúng vị trí hơn, tỉ lệ thành công cao, răng lệch lạc sắp xếp đúng vị trí trên cung hàm trong thời gian ngắn hơn. Nếu bạn càng để lâu thì răng dễ lệch lạc, xương hàm cứng hơn làm cho quá trình điều trị khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Ít gây khó chịu và đau đớn hơn
Do còn nhỏ nên xương hàm mềm, răng dễ di chuyển hơn sẽ làm trẻ đeo niềng ít gây đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, chỉnh nha sớm còn giúp bé tập dần với thói quen khám răng định kỳ và không bị ám ảnh với những lần khám về sau.
Độ tuổi nào thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ?
Theo các chuyên gia thì thời điểm tốt nhất để niềng răng cho trẻ là trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì vì đây là lứa tuổi cơ thể bé đang phát triển, phần xương hàm còn chưa cố định. Độ tuổi thích hợp à khoảng từ 12-16 tuổi. Trẻ đang thay răng sữa, ổn định dần răng vĩnh viễn, cơ thể cũng phát triển nên việc uốn nắn sẽ cho kết quả nhanh, thời gian niềng cũng rút ngắn hơn.
Trong thời điểm này, việc điều chỉnh răng móm, hô, mọc chen chúc dễ dàng mà niềng răng không cần phải nhổ răng. Khi chỉnh nha đúng độ tuổi, trẻ dễ đạt được kết quả chuẩn nhất mà không cần đeo hàm duy trì trong thời gian trưởng thành.
Phương pháp nào thích hợp nhất để niềng răng cho trẻ?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng cho trẻ đơn giản và hiệu quả. Các vị phụ huynh tham khảo ngay những thông tin dưới đây, kết hợp với tư vấn của bác sĩ để lựa chọn nhé!
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống nhất và vẫn được đánh giá cao về hiệu quả. Chúng khắc phục tốt nhất trường hợp răng bị hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh…Mắc cài kim loại được cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Thun có độ đàn hồi tốt, đảm bảo quá trình niềng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, liên tục.
Niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng là niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc. Niềng răng mắc cài thường dùng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho từng răng. Còn niềng răng mắc cài tự buộc thiết kế nắp trượt giúp giữ dây cung trong mắc cài.
– Ưu điểm của mắc cài kim loại: Thời gian trị liệu ngắn hơn, chi phí thấp nhất trong các phương pháp.
– Hạn chế của mắc cài kim loại: tính thẩm mỹ không cao.
Tìm hiểu về mắc cài kim loại 3M
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ giống với niềng răng mắc cài kim loại nhưng khác ở chỗ được làm từ chất liệu sứ cao cấp hơn, có màu sắc tương đồng với màu răng.
– Ưu điểm của mắc cài sứ: tính thẩm mỹ cao, tính ổn định tốt, không gây kích ứng cho cơ thể.
– Hạn chế của mắc cài sứ: thời gian niềng lâu hơn, chi phí đắt hơn, khó vận động mạnh.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Là phương pháp mắc cài được cố định vào mặt trong của răng, đảm bảo thẩm mỹ cho người niềng răng.
– Ưu điểm của mắc cài mặt trong: tính thẩm mỹ tốt.
– Hạn chế của mắc cài mặt trong: gây khó khăn trong quá trình nhai nuốt, cảm giác vướng mắc, chi phí cũng cao hơn.
Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay khi mỗi người được thiết kế một chuỗi khay trong suốt khác nhau. Bạn có thể tự tháo lắp và bỏ ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
– Ưu điểm của mắc cài Invisalign: tính thẩm mỹ cao nhất khi không nhận ra là bạn đang niềng răng. Không gây tổn thương cho má, nướu, dễ dàng vệ sinh, ăn uống.
– Hạn chế của mắc cài Invisalign: Có chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.
Mỗi phương pháp niềng răng cho trẻ đều có những ưu điểm, hạn chế riêng nên các vị phụ huynh xem xét kỹ và bàn với bác sĩ để chọn lựa cách làm tốt nhất nhé!
So sánh: Niềng răng eCligner và Invisalign
Xem thêm: Chi phí niềng răng cho trẻ chi tiết là bao nhiêu?
Trẻ phải đeo niềng răng trong bao lâu mới có hiệu quả?
Theo các chuyên gia thì thời gian chỉnh nha với các trường hợp niềng răng không nhổ răng mất khoảng 18 tháng, còn nếu cần nhổ răng thì cần khoảng 24 tháng. Trẻ mà rơi vào trường hợp răng ngầm, phần hàm bị khiếm khuyết nhiều còn lâu hơn một chút.
– Giai đoạn trẻ em trong độ tuổi từ 8-10 tuổi là khi bé đang thay răng sữa. Do vậy mục đích chỉnh sửa lúc này để răng cố định và mọc đúng vị trí. Phụ huynh nên chú ý giai đoạn này để điều chỉnh những sai lệch về răng, chuẩn bị cho việc điều trị giai đoạn sau đơn giản, nhanh chóng hơn.
– Giai đoạn phát triển dậy thì là giai đoạn xương hàm phát triển mạnh. Khi đó bác sĩ sẽ dựa vào sự phát triển của trẻ để đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp nhất.
Những lưu ý quan trọng khi niềng răng cho trẻ em
Chọn đúng địa chỉ nha khoa chất lượng nhất
Để quá trình niềng răng cho trẻ em diễn ra thuận lợi, dễ dàng, ít gây tổn thương thì trước tiên và quan trọng nhất là phụ huynh cần chọn địa chỉ nha khoa chất lượng. Vì niềng răng là quá trình lâu dài, mất thời gian, thậm chí là chi phí lớn nên hãy “chọn mặt gửi vàng”.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, nha khoa Thúy Đức là địa chỉ được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Nơi đây sở hữu thiết bị hiện đại nhất như: máy quét dấu răng iTero 5D, máy chụp X-quang Vatech Pax-i…với hình ảnh đa chiều chất lượng. Nhờ đó mà các bác sĩ sẽ biết chính xác tình trạng và lên phác đồ trị liệu tốt nhất cho các bé.
Bên cạnh đó, nha khoa Thúy Đức dưới sự dẫn dắt của bác sĩ Phạm Hồng Đức đã trị liệu thành công cho hơn 2.500 khách hàng, mang đến kết quả như ý. Bác sĩ Phạm Hồng Đức còn vinh dự trở thành thành viên nhiều Hiệp hội nổi tiếng như: Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ, được trao tặng chứng chỉ AAO uy tín, Hiệp hội bác sĩ chỉnh nha thế giới WFO, Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO…
Không chỉ vậy, bác sĩ Phạm Hồng Đức còn là dịch giả của nhiều cuốn sách chuyên sâu như: “1001 Bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha” (2015), “Các ca lâm sàng trong chỉnh nha” (2015), “Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016)… được các chuyên gia và sinh viên đánh giá cao.
Đến với nha khoa Thúy Đức, các bé sẽ luôn nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo nhất, đảm bảo giúp trẻ có hàm răng đều đặn, trắng sáng nhất.
Tìm hiểu chi tiết về Nha khoa Thúy Đức TẠI ĐÂY
Quá trình chăm sóc sau khi niềng răng
Sau khi niềng răng, phụ huynh cần chú ý những điều sau để chăm sóc các bé nhé!
– Về chế độ ăn uống: cho các bé ăn các loại thức ăn lỏng trước như cháo, súp, trứng ốp la, sanwich, bột yến mạch, ngũ cốc, sữa tươi…Ngoài ra, bạn cũng tránh cho bé các đồ ăn cứng như kẹo cứng, cà rốt sống, bánh mì khô cứng, kẹo cao su… Lưu ý, cần duy trì chế độ ăn đầy đủ để các bé không bị sụt cân hay hóp má khi niềng.
– Về chế độ chăm sóc răng miệng: Trong thời gian đầu, hãy cho bé súc miệng nước muối ấm từ 6-12 lần/ngày để giảm bớt tình trạng đau buốt.