Tin sức khỏe

Chuyên trang cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chuyên trang cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe để hạnh phúc!

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Kinh nghiệm chữa bệnh
    • Bệnh phụ khoa
    • Rối loạn kinh nguyệt
    • Giấc ngủ
  • Blog làm đẹp
    • Niềng răng
  • Chăm sóc bé
  • Câu hỏi thường gặp
Trang chủ » Câu hỏi thường gặp

Nhiệt miệng nên ăn gì cho mát?

Bạn có thường xuyên bị nhiệt miệng không? Những nốt nhiệt miệng có thể đau đớn hơn hoặc nhanh thuyên giảm hơn tùy thuộc vào cách ăn uống của bạn. Trong bài viết này, mời bạn tìm hiểu chi tiết những thực phẩm NÊN ĂN khi bị nhiệt miệng nhé!

Đọc trước: Bệnh nhiệt miệng chữa khó không, khi nào nên đi khám?

Mục lục

  • Nhiệt miệng nên ăn gì?
    • Ăn nhiều sữa chua
    • Rau má, râu ngô
    • Rau ngót
    • Khế chua
    • Dứa và chanh
    • Đậu xanh
    • Thịt cá, thịt vịt
    • Thịt bò
    • Nước trà xanh
    • Nước ép cà chua
    • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
    • Vệ sinh răng miệng đúng cách 
    • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao

Nhiệt miệng nên ăn gì?

Nhiệt miệng cần ăn gì, uống gì cho mát là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc. Để hỗ trợ nhiệt miệng mau khỏi cũng như làm giảm sự tổn thương của niêm mạc miệng, giải nhiệt cho cơ thể, người bệnh nên ăn một số thực phẩm sau:

Ăn nhiều sữa chua

Mặc dù không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiệt miệng, nhưng khi ăn, sữa chua đem lại cảm giác mát mẻ, giúp làm giảm tình trạng đau rát do nhiệt miệng, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Bên cạnh đó, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột, thường xuyên ăn sữa chua sẽ kích thích khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa. Nhờ đó, chúng giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất để phục hồi tổn thương hơn.

Rau má, râu ngô

Theo quan niệm của đông y, rau má, râu ngô là những thực phẩm có tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm nên rất tốt với người đang bị nhiệt miệng.

Khoa học hiện đại đã chứng minh, trong rau má chứa nhiều hóa chất Triterpenoids Có khả năng làm lành vết thương, hỗ trợ làm lành vết loét

Râu ngô cũng đem lại hiệu quả tương tự, làm giảm sưng đau và hỗ trợ phục hồi vết loét nhanh hơn.

Cách làm cũng rất đơn giản:

  • Với rau má: Bạn có thể xay nhỏ, lọc lấy nước, thêm đường phèn để uống trực tiếp
  • Với râu ngô: Bạn cần nấu nước râu ngô để uống thay nước uống hằng ngày.

Với hai loại thực phẩm này, bạn chỉ cần sử dụng vài ngày sẽ cải thiện đáng kể tình trạng loét miệng.

Rau ngót

Rau ngót là loại rau có tính mát, giúp thanh nhiệt và hỗ trợ giải độc cho cơ thể. Loại rau này có chứa hàm lượng lớn vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau rát do vết loét và làm săn se niêm mạc miệng. Nhờ rau ngót, vết viêm, loét miệng sẽ mau chóng lành hơn.

Bạn có thể dùng rau ngót nấu canh thịt băm, Vừa giúp giảm tình trạng nhiệt miệng, vừa đảm bảo cung cấp thêm protein cho cơ thể.

Khế chua

Khế chua là loại quả quen thuộc, đồng thời cũng là biện pháp trị nhiệt miệng tương đối hiệu quả.

Khế chứa nhiều thành phần là các chất chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Ăn nhiều khế chua sẽ giúp bạn cải thiện nhanh triệu chứng nhiệt miệng.

Dứa và chanh

Dứa và chanh là những loại quả có chứa nhiều axit tự nhiên. Những chất này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây loét miệng hiệu quả, làm tăng tiết nước bọt làm sạch các mảng bám trong khoang miệng. Nhờ đó, chúng giúp loại trừ tác nhân gây loét miệng, giúp bệnh mau lành.

Đậu xanh

Nếu đang phân vân không biết nên ăn gì khi bị nhiệt miệng thì bạn có thể thử ăn các món ăn chế biến từ đậu xanh như chè đậu xanh, chè đậu xanh bí đỏ…

Ngoài ra, đây còn là món ăn giải nhiệt mùa hè, kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng hơn, hỗ trợ tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi vết loét miệng.

Thịt cá, thịt vịt

Không dừng lại ở các vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi, bạn cũng cần thêm các protein từ các loại thịt.

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên lựa chọn nguồn protein từ thịt cá, thịt vịt, thịt ngan bởi lẽ, chúng có tính mát, rất phù hợp với tình trạng nhiệt miệng.

Bạn nên chế biến những loại thực phẩm này thành các món cháo, súp lỏng và mềm để đảm bảo dễ ăn hơn, giảm tình trạng kích ứng hay đau buốt khi phải nhai thức ăn.

Thịt bò

Sắt là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể. Ngoài ra, Sắt còn tham gia vào hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng. Ăn nhiều sắt khi bị nhiệt miệng sẽ giúp các vết loét miệng nhanh lành hơn.

Do vậy, khi đang gặp rắc rối với tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể bổ sung thêm nhiều sắt bằng cách ăn nhiều thịt bò, chế biến thành các món ăn mềm, dễ nuốt như thịt bò hầm khoai tây, thịt bò hầm nhừ…

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế thịt bò bằng các thực phẩm giàu sắt khác như thịt gà, súp lơ xanh, trứng… để thay đổi khẩu vị.

Nước trà xanh

Lá trà xanh vẫn luôn được biết đến là loại thảo dược có tính mát lành, giúp thanh nhiệt giải độc, đào thải độc tố cho cơ thể. Các hoạt chất trong lá chè xanh có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương.

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên uống nước trà xanh hằng ngày để làm giảm đau vết loét, giúp vết loét mau lành.

Nước ép cà chua

Cà chua là loại quả có tính bình, vị chua hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc hiệu quả, rất phù hợp với người bệnh nhiệt miệng.

Để đẩy lùi các vết loét miệng, bạn hãy ép lấy nước cà chua và uống nước ép nhiều lần trong ngày. Sau thời gian ngắn áp dụng, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm loét miệng rõ rệt của loại quả này đấy!

Để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát, bạn cần biện pháp hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên tốt cho người nhiệt miệng:

Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Thói quen ăn uống đồ ăn cay, nóng hay đồ ăn chiên rán quá nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên hạn chế các món ăn này trong thực đơn hằng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm lạnh, đồ chua, cà phê vì chúng có thể kích thích vết loét, khiến vết thương lâu lành trở lại.

Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Vệ sinh răng miệng là biện pháp giúp loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám tích tụ trong khoang miệng, nhờ đó giúp phòng ngừa tình trạng viêm, loét miệng.

Khi vệ sinh răng miệng, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Nên chọn loại kem đánh răng chiết suất từ thiên nhiên lành tính, an toàn, không chứa Sodium Lauryl Sulfate có thể gây hại cho vết loét.
  • Khi chải răng, bạn nên dùng lực vừa đủ, không quá mạnh, thời gian chải răng cũng tối đa 2 – 3 phút và không đánh răng quá 3 lần mỗi ngày.
  • Bạn nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, thay bàn chải thường xuyên sau nhiều nhất 3 tháng, không nên dùng bàn chải đã bị mòn và xù quá mức.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần lấy cao răng thường xuyên 6 tháng/ lần tại các phòng khám nha khoa uy tín để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên cao răng.

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao

Thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày là biện pháp nâng cao thể trạng, sức khỏe, giúp giảm và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Theo đó, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục. Bạn có thể chọn lựa những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, cầu lông, Yoga… để tập luyện hằng ngày.

Đọc tiếp: Nhiệt miệng mãn tính điều trị thế nào?

Tinsuckhoe.org - 02/06/2023
Chia sẻ
Chia sẻ
Sản phẩm bán chạy

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết liên quan

  • Bà bầu ăn đồ cay, nhiều đường được không?
  • Bà bầu ăn giá đỗ được không?
  • Tôi có thể sử dụng tinh dầu để xoa bóp khi mang thai không?
  • Tôi có thể uống trà hoa cúc khi mang thai không?
  • Nằm mơ thấy em bé khóc khi mang thai là điềm báo gì?
  • Vitamin C có tốt cho bà bầu không?

Tinsuckhoe.org – Chuyên trang thông tin về các vấn đề sức khỏe và làm đẹp.

Mọi nội dung từ website chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế của bác sĩ. 

Email: tinsuckhoe.org@gmail.com

↑