Bỏng là là dạng chấn thương da rất phổ biến do ảnh hưởng từ hóa chất, nhiệt nóng – lạnh, ma sát hay bức xạ. Bỏng dù ở dạng nào cũng gây ra cảm giác đau đớn khó tả. Khi bị bỏng nhiều người thường sử dụng kem đánh răng nhằm làm dịu đi cảm giác đau rát. Thế nhưng bị bỏng có nên bôi kem đánh răng không? thì không phải ai cũng có câu trả lời đúng. Để có những thông tin chính xác cho câu hỏi trên, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Mục lục
Khi bị bỏng có nên bôi kem đánh răng không?
Bôi kem đánh răng khi bị bỏng là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhưng lại nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, kem đánh răng có tính chất the mát và có thể làm dịu đi vết bỏng. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng, bị bỏng không nên sử dụng kem đánh răng để bôi lên.
Các chuyên gia cho biết, vùng da của vết bỏng đang bị thương, nếu bạn lập tức bôi kem đánh răng thì rất dễ gây nên tình trạng bỏng kiềm. Thậm chí, hành động này còn khiến vùng bị thương trở nên đau đớn hơn, tăng khả năng nhiễm trùng và quá trình để vết bỏng phục hồi cũng sẽ diễn ra chậm hơn.
Đối với những vết bỏng nhỏ và không đáng kể, người bệnh vẫn có thể sử dụng một chút kem đánh răng để sơ cứu. Thế nhưng, cần bôi kem đánh răng khi vết thương đã được làm dịu trong nước khoảng 15 – 20 phút và thấm sạch nước bằng khăn bông. Mọi loại kem đánh răng đều sẽ mang lại sự dịu mát đối với những vết bỏng nhỏ. Đặc biệt các loại kem đánh răng được chiết xuất từ bạc hà sẽ mang lại hiệu quả dịu mát hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bị bỏng và bôi kem đánh răng chỉ là cách xử lý với những vết bỏng nhỏ, mức độ nhẹ. Với những vết bỏng có diện tích và độ sâu lớn thì tuyệt đối không bôi kem đánh răng hay bất kỳ phương pháp dân gian nào. Nếu gặp tình huống này, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và có hướng điều trị tốt nhất.
Các cách sơ cứu vết thương khi bị bỏng
Nhiều người khi bị bỏng đã vội vàng bôi kem đánh răng hay những bài thuốc dân gian. Thế nhưng, tuyệt đối không nên bôi bất cứ thành phần nào bởi nó có thể khiến vết bỏng của bạn nặng và khó điều trị hơn. Nên dựa vào các cấp độ của căn bệnh bỏng để đưa ra cách sơ cứu phù hợp nhất.
Phương pháp sơ cứu các vết bỏng cấp độ 1
Khi bị bỏng cấp độ 1, người bệnh sẽ dễ dàng nhận ra bởi các dấu hiệu như: xuất hiện vệt đỏ tại vị trí bỏng, sưng nhẹ và có cảm giác đau rát. Đây chỉ là tình trạng bỏng phần da bên ngoài mà vẫn giữ được độ lành lặn.
Với mức độ vết thương nhẹ, bạn chỉ cần sơ cứu đơn giản tại nhà như sau:
- Ngâm vết bỏng vào nước sạch hoặc trực tiếp xả nước vào vết bỏng trong khoảng thời gian 15 – 20 phút. Tuyệt đối không ngâm quá 20 phút vì vết thương có thể gây nên hoại tử.
- Cần chuẩn bị khăn giấy hay khăn vải mềm để thấm khô hết những giọt nước đang đọng trên vết bỏng.
- Người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc gel nhằm giúp vết bỏng đỡ bị đau rát hơn.
- Với những vết thương nhỏ, bôi kem đánh răng sẽ giúp trung hòa lượng axit tại vết thương của mình.
- Để ngăn ngừa sự va chạm và xâm nhập của những tác nhân gây hại, người bệnh cần băng bó vết bỏng.
Phương pháp sơ cứu các vết bỏng cấp độ 2
So với những vết bỏng cấp độ 1 thì vết bỏng cấp độ 2 sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn. Thâm chí, bỏng cấp độ 2 còn có thể dẫn đến tình trạng lột da và xuất hiện nhiều bọng nước. Do đó, quá trình sơ cứu và điều trị bỏng cấp độ 2 cũng phức tạp hơn rất nhiều.
Nếu những vết bỏng có diện tích nhỏ, người bệnh có thể sử dụng kem đánh răng thì mức độ bỏng cấp độ 2, bạn tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng để bôi. Trường hợp này cần thực hiện các bước sơ cứu cụ thể như sau:
- Ngâm vết bỏng trong nước sạch từ 15 – 20 phút. Đây là bước sơ cứu quan trọng nhất khi bị bỏng. Thế nhưng, người bệnh cần chú ý về độ sạch của nước. Không dùng nước lẫn nhiều tạp chất bởi vết bỏng ở cấp độ 2 thường xuất hiện các vết thương hở nên rất dễ nhiễm trùng.
- Loại bỏ hết những vết bẩn tại vết bỏng.
- Tiến hành rửa vết bỏng lại bằng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc sát trùng theo chỉ định.
- Sử dụng các loại kem hoặc gel trị bỏng
- Băng bó lại vết bỏng nhằm hạn chế mọi tiếp xúc với vi khuẩn và khói bụi
- Cần làm sạch tay và dụng cụ trước khi xử lý vết bỏng để tránh lây nhiễm chéo xảy ra.
Người bệnh không nên xem nhẹ những vết bỏng này mà cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết thương. Nếu xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau nhức, viêm, có mủ và mùi khó chịu thì bạn cần đến ngay những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám cũng như xử lý kịp thời.
Phương pháp sơ cứu các vết bỏng cấp độ 3
Đây là cấp độ nặng nhất khi bị bỏng. Nó để lại những hậu quả nặng nề trên da. Chủ yếu là những vết cháy xém hoặc da thịt sẽ biến dạng. Người bệnh cũng không cảm thấy đau đớn nhiều do các dây thần kinh bị tổn thương và tê liệt.
Nếu bạn hoặc những người xung quay rơi vào tình trạng này, cần xử lý sơ cứu bằng các bước dưới đây:
- Ngâm vết bỏng trong nước sạch từ 15 đến 20 phút
- Cần đưa đến cơ sở y tế để được sơ cứu đúng cách
- Vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch sát trùng y tế
- Băng bó để vết bỏng không bị cọ xát với quần áo và tránh được bụi bẩn từ bên ngoài.
Với những vết bỏng cấp độ 3, các bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng kem đánh răng hay thuốc mỡ để bôi vào. Những biện pháp này không những không giảm được tình trạng bỏng mà còn khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi bị bỏng, người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi một cách khoa học để vết bỏng nhanh chóng phục hồi và không gây mất thẩm mỹ.
Những lưu ý khi xử lý vết bỏng
Khi xử lý vết bỏng hay bất kỳ vết thương nào, bạn cũng cần lưu ý và hạn chế những điều sau đây để vết bỏng nhanh chóng lành lại:
- Không sử dụng các phương pháp dân gian lên vết bỏng. Chẳng hạn như dùng trứng gà, mật ong, nha đam, nước đá,..cách làm này sẽ khiến tình trạng bỏng trở nên nhiễm trùng và nặng nề hơn.
- Không tự ý chọc những bọng nước bỏng bởi nó có thể khiến vết bỏng bị nhiễm khuẩn và hình thành những vết sẹo thâm.
- Cần đến ngay bệnh viện để xử lý vết phỏng do điện và hóa chất gây nên.
- Đặc biệt, vết bỏng do hóa chất gây nên thì bạn cần xối thêm nhiều nước sạch để ngăn chặn hóa chất có thể tiếp xúc với da. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nước sạch và không sử dụng phương pháp dân gian nào, nhằm tránh phản ứng hóa học gây nguy hiểm trên da.
- Theo dõi vết bỏng thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời khi xuất hiện những triệu chứng bất thường tại vết bỏng.
Bỏng là một trường gặp rất hay xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng khi “bị bỏng có nên bôi kem đánh răng không?” thì bạn cần xác định thật kỹ mức độ bỏng để đưa ra biện pháp xử lý. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và thiết thực trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về tình trạng và phương pháp xử lý khi bị bỏng của chúng tôi.