Trẻ bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục nguyên nhân là do đâu và cách xử lý như thế nào là những thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Để giải đáp các thắc mắc trên mời các mẹ theo theo bài viết dưới đây của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Biểu hiện trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục
Những nốt mẩn đỏ xuất hiện ở bộ phận sinh dục của bé, sau đó lan rộng ra các vùng xung quanh như mông, đùi, bụng … nếu như mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời cho bé.
Các nốt này thường có màu đỏ, mọc tập trung vào một chỗ. Khi bị mụn, trẻ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau rát. Vì vậy, bé thường quấy khóc hoặc khó ngủ.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục
Làn da của bé rất còn non nớt nên rất dễ bị tổn thương hoặc nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, bé bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục thì mẹ không nên chủ quan. Bởi bộ phận sinh dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì giống nòi. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục:
2.1. Hăm tã
(bé bị hăm da ở bộ phận sinh dục)
Hăm tã là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do mẹ sử dụng tã bỉm một cách thường xuyên. Khi đó, bỉm cọ xát nhiều với da của bé dẫn đến da bé bị nổi mẩn.
Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên việc bé bị dị ứng với một vài loại bỉm là một điều rất dễ xảy ra. Khi đó, nó có thể khiến cho da của bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục.
Việc mẹ dùng bỉm size kích thước hoặc mẹ quấn chật để bỉm không bị tung ra ngoài. Điều đó, vô tình khiến da của bé bị trầy xước hoặc nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục.
Xem thêm:
2.2. Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Các chuyên gia cho rằng, làn da của bé rất mỏng và non nớt nên rất dễ bị kích ứng. Ngoài ra, việc bé phải thường xuyên tiếp xúc với các enzyme có trong phân và nước tiểu, rất dễ khiến cho da của bé bị tổn thương, nhất là bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, sau mỗi lần thay tã bỉm, mẹ có thể quên hoặc không dùng khăn mềm thấm nước ấm để rửa bộ phận sinh dục cho bé. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vùng da chỗ đó luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển mạnh hơn gây ra nổi mụn.
2.4. Do thời tiết nóng
Do bé vận động nhiều khi thời tiết nắng nóng, khi đó mồ hôi tiết ra nhiều mà cha mẹ không thấm hút thường xuyên cho bé được, khiến cho da của bé bị kích ứng. Đặc biệt, là những vùng da có nhiều nếp gấp như nách, háng, bẹn..
Đọc thêm: Bé bị dị ứng thời tiết thì nên xử lý thế nào?
2.5. Do mẹ mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi
Mẹ mặc quần áo bó sát, chất không thấm hút mồ hôi khiến cho da của bé bị cọ sát ở vùng bộ phận sinh dục, dẫn đến bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục.
2.6. Dùng phấn rôm cho bé
Nhiều cha mẹ có thói quen sử dụng phấn rôm rắc lên những vùng có nếp gấp, bẹn, háng sau khi tắm xong, để đảm bảo da của bé lúc nào cũng được khô ráo. Tuy nhiên, có một điều mà cha mẹ không biết đó là nếu lạm dụng phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông hoặc gây dị ứng nổi mẩn đỏ. Đây chính là, nguyên nhân khiến cho bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục.
2.7. Dùng khăn ướt để lau chùi vùng kín cho con
Nhiều mẹ có thói quen sử dụng khăn ướt để lau chùi vùng kín cho con vì nó đem lại sự thuận lợi cho mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, các chất bảo quản chứa trong khăn ướt như methylisothiazolinione (MI) có thể gây dị ứng cho bé khiến cho vùng kín bị mẩn đỏ.
2.8. Sử dụng xà phòng thơm hoặc sữa tắm để vệ sinh vùng kín cho bé
Theo các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc dùng sử dụng xà phòng thơm hoặc các sữa tắm có mùi để vệ sinh vùng kín cho bé. Rất dễ khiến cho da của bé bị kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ. Việc chăm sóc các vùng kín của bé, mẹ nên dùng các sản phẩm dành riêng cho bé, không chứa paraben, không mùi và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
3. Bé bị nổi mẩn ở bộ sinh dục mẹ cần phải làm gì?
Việc bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục rất dễ để phát hiện. Vì vậy, khi bé mới bị nổi mẩn mà chưa bị lây sang các vùng da khác, mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho bé ngay tại nhà bằng những việc làm dưới đây:
(Vệ sinh vùng kín cho con đúng cách)
Vệ sinh vùng kín cho bé: Mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng kín cho bé sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc đại tiện. Mẹ tuyệt đối không nên dùng khăn ướt có cồn để lau vùng kín cho con, mà nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng vùng kín cho bé.
Hạn chế sử dụng tã bỉm trong thời gian bé bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục: Để cho vùng mông và vùng kín cho bé được khô ráo, thông thoáng. Trong thời gian này nên nên hạn chế đóng bỉm cho con và mặc cho con những chiếc quần rộng, chất cotton để giảm sự cọ sát và thấm hút mồ hôi.
Lựa chọn tã bỉm đúng size, đúng kích thước: Mẹ nên lựa chọn loại tã bỉm cho bé có chất liệu mềm mại, có độ thấm hút tốt và phù hợp với cân nặng cơ thể của bé. Bạn nên chọn bỉm có kích cỡ phù hợp, không nên chật và rộng quá cho bé.
Thay tã bỉm cho bé thường xuyên: Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục của bé, mẹ nên thay tã bỉm cho con một cách thường xuyên. Bằng cách, cứ khoảng 1 – 3 tiếng bạn nên kiểm tra cho bé một lần. Nếu bé chỉ đi tiểu thì bạn có thể kiểm tra xem bỉm nặng hay không thì thay cho bé. Còn nếu bé đi đại tiện thì mẹ nên thay luôn cho con đi nhé.
Không nên lạm dụng phấn rôm cho bé: Trong thời gian này mẹ không nên dùng phấn rôm cho con, vì phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến cho các nốt mẩn đỏ càng trở lên nghiêm trọng hoặc mọc nhiều hơn.
Chế độ ăn uống: Với các bé dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho con ti nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng. Với các bé đã ăn dặm, mẹ nên bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Để giúp con khỏe mạnh có thể đẩy lùi được các loại vi khuẩn chống viêm nhiễm.
Không sử dụng các sản phẩm sữa tắm: có chứa chất tạo màu hoặc tạo mùi để vệ sinh vùng kín cho kín.
Sử dụng kem chống hăm cho bé: Để giảm thiểu đau rát, hoặc các mụn mẩn đỏ bị vỡ làm cho con khó chịu. Mẹ có thể dùng kem chống hăm để bôi cho con. Tuy nhiên, mẹ nên lựa chọn những loại kem có nguồn gốc bằng thảo dược, an toàn và không có tác dụng phụ để sử dụng cho bé.
Không tự ý dùng thuốc: Bạn không nên sử dụng thuốc hay bất kì loại kem bôi nào, bôi lên vùng da của con bị mẩn đỏ khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ.
4. Cách vệ sinh vùng kín cho bé
4.1. Vệ sinh vùng kín cho bé gái
(Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái)
Cấu tạo vùng kín của các bé gái rất đặc biệt và phức tạp, thêm vào đó làn da của bé lại mong manh và non nớt nên rất dễ bị mẩn đỏ ở vùng kín. Do đó, việc vệ sinh vùng kín cho bé gái phải làm một cách cẩn thận và đúng cách. Dưới đây, là các bước để vệ sinh cho bé gái:
- Mẹ rửa sạch tay với nước sát khuẩn bằng xà phòng để loại bỏ hết các bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm, bạn có thể dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trong nước từ 35 -38 độ C thì rửa cho bé.
- Dùng một chiếc khăn xô mềm, nhúng nước ấm, sau đó quấn quanh ngón tay trỏ rồi nhẹ nhàng lau dọc vùng kín.
- Sau đó, mẹ tiếp tục chùi dọc theo các nếp gấp, để có thể loại bỏ hết các mảng bám màu trắng hoặc mồ hôi có thể tích tụ ở bên trong hoặc xung quanh môi âm đạo. Bạn lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không cần phải thụt rửa vệ sinh sâu bên trong cho con. Bạn nên làm một cách nhẹ nhàng để không làm con bị đau rát và thực hiện các rửa cho con từ phía trước ra phía sau để các vi khuẩn ở trong hậu môn không thể xâm nhập vào trong vùng kín của con.
- Sau khi vệ sinh vùng kín xong, mẹ nên dùng khăn mềm để thấm khô vùng kín cho con.
Một số lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái:
- Để việc tắm rửa, vệ sinh vùng kín cho con được đảm bảo và sạch sẽ, mẹ nên chọn những loại chậu có kích thước phù hợp với bé, đổ nước đến ngực của bé để đảm bảo cơ thể của bé tắm không bị lạnh và có thể tránh được nước bắn vào mắt, tai hoặc mũi của bé.
- Với các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kết cấu âm đạo của con còn hẹp và rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, mẹ không nên thụt rửa sâu trong những lần vệ sinh vùng kín cho con.
- Sau khi tắm rửa vệ sinh xong cho bé, mẹ không nên đóng bỉm luôn cho con mà nên để khô khoảng 20 phút rồi hãy đóng bỉm.
- Trong lúc vệ sinh vùng kín cho bé, mẹ không nên kỳ hoặc cọ xát mạnh vào vùng kín của bé như vậy có thể khiến con bị đau, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Không nên sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ khoa cho bé vì chúng có thể làm đảo lộn sự cân bằng hóa học tự nhiên trong âm đạo của bé và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Nếu bạn muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho bé thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
- Mẹ không nên dùng kem bôi hoặc gel nào bôi vào gần hoặc trực tiếp vào vùng kín của bé vì những loại kem này có thể gây kích ứng hoặc viêm nhiễm vùng kín của bé.
- Đồng thời, mẹ hãy nhớ thay tã bỉm cho con một cách thường xuyên, vì các vi khuẩn thường hay trú ở trong nước tiểu hoặc phân có thể gây mẩn đỏ hoặc viêm nhiễm vùng kín của bé.
4.2. Cách vệ sinh vùng kín cho bé trai
Để đảm bảo bộ phận sinh dục của bé trai được sạch sẽ và khỏe mạnh, bố mẹ cần vệ sinh vùng kín cho con một cách đúng cách. Để thực hiện vệ sinh vùng kín cho bé trai được dễ dàng, sạch sẽ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi vệ sinh cho con, bố mẹ hãy rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Chọn lựa sữa tắm có thành phần an toàn với làn da của bé, giúp ngăn ngừa kích ứng gây ra mẩn đỏ. Xem thêm: Các loại sữa tắm an toàn cho da của bé mà mẹ nên biết.
- Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm, nhiệt độ nước trong chậu từ 35 -38 độ C để rửa cho bé.
- Khi vệ sinh bộ phận sinh dục cho con, mẹ có thể dùng nước ấm hoặc các loại sữa tắm dành riêng cho bé. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa tắm, bạn chỉ nên cho một lượng sữa tắm vừa đủ.
- Với các bé trai, bao quy đầu đã tuột ra hoàn toàn: Bạn cần vệ sinh cậu nhỏ cho con một cách thường xuyên. Vì sẽ có một lớp da chết được tích tụ ở phần dưới bao quy đầu. Khi đó, bố mẹ nên rửa sạch xung quanh phần đầu của bộ phận sinh dục của bé để ngăn ngừa nhiễm trùng. Mẹ không nên chà xát quá manh hoặc sử dụng nhiều xà phòng vì như vậy có thể gây kích ứng đến bộ phận sinh dục của con.
- Với các bé bao quy đầu chưa được lột ra: Trong trường hợp này mẹ không cần phải làm sạch phần bên trong bao quy đầu vì phần da này rất là mềm, có thể khiến cho bé bị đau. Thậm chí, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tinh thần của bé (đa phần các bé trai sẽ tách bao quy đầu sau 4 tuổi). Bạn chỉ nên dùng ngón tay làm sạch đầu dương vật của bé một cách nhẹ nhàng trong khi tắm cho bé.
Trẻ bị nổi mẩn ở bộ phận sinh dục là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nếu mẹ không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ làm cho bé có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cho bé về sau. Hi vọng, qua bài viết của Tinsuckhoe có thể cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích khi bé bị nổi mẩn ở vùng kín. Chúc các mẹ thành công!
Sữa tắm gội thảo dược cho bé Fons Care Baby
Trời lạnh tắm cho bé mẹ rất lo lắng, sợ bé bị lạnh rồi cảm và ốm sốt. Nhưng mẹ không cần lo nữa vì đã có sữa tắm bé Fons Care Baby.
Sữa tắm gội Thảo dược Fons Care Baby 100% thảo dược thiên nhiên, là chiết xuất của GỪNG cùng các thảo dược Việt vô cùng AN TOÀN và LÀNH TÍNH: Cây ngũ sắc, Sài đất, Chè xanh, Mướp đắng, Bồ công anh, chiết Cỏ mần trầu, Kinh giới, Nhọ nồi, Vỏ chanh, Kim ngân hoa, Nghệ, Quả bồ kết, chiết xuất Bồ hòn, Lá tre, Trầu không, Lá lốt, Tía tô sẽ giúp bé tắm sạch thơm tho mà không lo bị cảm lạnh.
Bên cạnh đó, Fons Care Baby được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, cho ra từng giọt sữa tắm gội đạt chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, để chăm sóc và bảo vệ làn da bé an toàn tuyệt đối.
Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby NÓI KHÔNG với chất tạo bọt hóa học, chất làm màu, hương liệu nhân tạo, corticoid. Chính vì thế, sản phẩm hoàn toàn lành tính với làn da em bé, không gây bất cứ kích ứng tiêu cực nào.
Fons Care Baby nhẹ nhàng rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa và bảo vệ da của bé, giữ ẩm cho da, làm mát da, ngăn ngừa và chăm sóc vùng da bị rôm sảy, lở ngứa, lông măng, thủy đậu, mụn nhọt, hăm da, phổng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngăn ngừa và làm sạch các mảng bám trên da đầu (cứt trâu) ở trẻ nhỏ.
——————–
Chỉ với 135,000đ/ chai 300ml, đủ dùng cả tắm và gội cho bé yêu từ 2- 3 tháng.
Bé yêu sẽ được chăm sóc từ đầu đến chân với sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược .
Đặt mua sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY