Tắm cho bé là việc hàng ngày của các mẹ nhưng không phải mẹ nào cũng nắm rõ những kiến thức về cách tắm an toàn cho bé. Đặc biệt, là với những chị em lần đầu làm mẹ thì còn vô cùng bỡ ngỡ. Vậy, mẹ đã biết thời gian nào tốt nhất trong ngày để tắm cho bé và mỗi lần tắm nên kéo dài bao lâu? Để giải đáp các thắc mắc trên mời các mẹ theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Tắm cho trẻ sơ sinh lúc nào thì tốt nhất
Nhiều bố mẹ hay chọn thời gian lúc nào rảnh hoặc một giờ cố định để tắm cho bé. Tuy nhiên, cơ thể của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy để chọn lựa được thời gian tắm trong ngày, bạn cần quan tâm đến thời tiết hay sức khỏe của bé. Cho nên, mẹ không nên quá cứng nhắc thời gian tắm hàng ngày cho con, mà hãy lắng nghe cơ thể của con và tắm cho bé khi nào bé cảm thấy thuận tiện nhất.
Theo khuyến cáo cũng như các lời khuyên của các bác sĩ thì thời điểm tắm phù hợp nhất cho bé:
- Buổi sáng thì từ 10 – 11h, đây là khoảng thời gian thích hợp để tắm cho con. Vì trong thời gian này, thân nhiệt của bé ổn định. Tuy nhiên, bạn không nên cố định thời gian này vì thời tiết mùa đông và mùa hè có sự thay đổi về nhiệt độ.
- Buổi chiều, bạn có thể tắm cho con từ 12 – 16h, đây là thời điểm tắm cho con tốt nhất bởi lúc này nhiệt độ sẽ ổn định hơn, không quá cao hoặc quá thấp.
Bạn tuyệt đối không nên tắm cho con vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn vì như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, bạn không nên tắm cho con vào những thời điểm sau:
- Tắm khi trẻ đang ngủ hoặc mới ngủ dậy: Lúc này thân thể của bé còn yếu, nếu tắm lúc này sẽ khiến cho trẻ giảm thân nhiệt nhanh. Khi đó, bé sẽ không thích ứng kịp với sự thay đổi về nhiệt độ nên rất dễ bị ốm hoặc cảm lạnh.
- Tắm khi con vừa ăn no: Với các trẻ sơ sinh, đường ruột còn chưa ổn định nên việc tắm ngay sau khi bé ăn no rất dễ bé bị nôn trớ, thậm chí nặng hơn có thể dẫn tới bé bị trào ngược dạ dày.
- Khi bé bị cảm lạnh hoặc hâm hấp sốt: Nếu con bạn đang bị cảm lạnh hoặc có hiện tượng sốt thì tốt nhất mẹ không nên tắm cho bé. Vì khi đó, các lỗ chân lông của bé đang giãn ra, tắm lúc này các không khí lạnh hoặc gió dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con, khiến bệnh của con càng nặng hơn.
2. Việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh có cần thiết không?
Việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho bé. Với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, các chất bài tiết cũng hoạt động mạnh hơn so với người lớn. Do đó, việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết, nó giúp cho bé có cảm giác dễ chịu và tránh được các vi khuẩn, bụi bẩn trên da của bé. Giúp bé tránh được các nguy cơ bị viêm da hoặc các bệnh về da liễu.
3. Nên tắm cho trẻ sơ sinh mấy lần trên một tuần
Các bé sơ sinh từ khi ở trong bụng mẹ đã quen với môi trường nước. Môi trường nước sẽ giúp cho bé được trải nghiệm và tăng việc tiếp xúc với tự nhiên. Vì vậy, nếu là mùa hè nắng nóng, mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày để loại bỏ hết các bụi bẩn và bã nhờn. Còn vào mùa đông, hoặc những hôm thời tiết lạnh, mẹ có thể tắm cho con từ 2 – 3 ngày/lần. Tuy nhiên, những ngày bạn không tắm cho con thì bạn nên dùng khăn mềm để lau người cho bé, đặc biệt là các vùng da có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, bẹn, bộ phận sinh dục.
4. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh là bao lâu?
Nhiều mẹ có quan điểm rằng tắm thật kỹ hoặc thật lâu, như vậy cơ thể của bé mới được sạch sẽ. Thế nhưng làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và dễ bị tổn thương nên mẹ không nên tắm cho con quá lâu. Theo các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thời gian tắm cho trẻ sơ sinh nên trong khoảng từ 5 – 7 phút. Với khoảng thời gian này, mẹ có thể tắm rửa cho con một cách sạch sẽ mà không làm con bị cảm lạnh.
5. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày không chỉ giúp cho da của bé được sạch sẽ mà còn có tác dụng kích thích lưu thông máu trong cơ thể, bảo vệ làn da bé khỏi những viêm nhiễm da. Tuy nhiên, với những bạn lần đầu làm mẹ thì đây không phải là việc dễ dàng. Bạn có thể tham khảo cách tắm cho trẻ sơ sinh dưới đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chuẩn bị:
- Bạn chuẩn bị các đồ dùng thiết yếu cần để tắm cho bé như: chậu tắm, khăn xô, khăn sữa, sữa tắm, nước muối sinh lý, khăn choàng to để lúc bé tắm xong lau người cho bé, quần áo, bao chân, bao tay, mũ đội đầu, cồn 70 độ, phấn rôm…
- Pha nước để tắm cho bé, sao cho nhiệt độ nước trong chậu từ 35 – 38 độ C.
Cách tắm cho bé:
- Tư thế để tắm cho bé: Mẹ nên ngồi trên ghế, bế bé trên tay, lưng và mông của bé được đặt lên đùi của mẹ.
- Rửa mặt: Lấy một chiếc khăn sữa mềm thấm nước ấm, vắt khô, lau nhẹ nhàng mặt, mắt, sống mũi, cằm, sau đó lau tai và cổ cho bé.
- Tắm cho bé: Bạn cởi quần áo cho con, sau đó từ từ đặt con vào trong chậu nước và tắm cho bé. Với các bé sơ sinh, tay phải mẹ lên đỡ đầu con, tay trái mẹ dùng khăn để tắm cho con. Đối với những vùng da có nếp gấp, mẹ nên kỳ kĩ như: nách, bẹn, háng. Sau khi tắm toàn thân xong, bạn dùng một chiếc khăn ấm, quấn kín người cho bé, lúc này mẹ mới gội đầu cho con.
- Gội đầu: Lấy ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay phải bịt lỗ tai của bé, để tránh nước bắn vào tai của con trong lúc gội đầu. Sau đó, dùng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh để gội đầu cho bé, bạn hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng bằng cách lấy tay xoa nhẹ nhàng trên đầu bé để loại bỏ được bụi bẩn và tế bào chết. Lấy khăn lau khô đầu cho bé.
- Sau đó, bạn mặc quần áo, bao chân, bao tay, mũ vào cho bé.
6. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Trước khi tắm cho con, mẹ nên rửa sạch tay với nước rửa tay để loại bỏ hết các bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây hại cho da của bé.
- Trước khi tắm, bạn nên chuẩn bị đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để tắm cho quá trình tắm của bé được diễn ra thuận lợi nhất.
- Mực nước tắm trong chậu phải đảm bảo ấm từ phần ngực cho bé xuống, trong lúc tắm mẹ nên tắm một cách nhẹ nhàng tránh để nước tắm bắn vào mắt, mũi, miệng của con.
- Mẹ nên tắm cho con ở phòng tắm kín gió, tránh những nơi có cửa sổ vì có gió lùa có thể dẫn đến bé bị lạnh.
- Lúc bắt đầu tắm cho bé, mẹ nên thả con từ từ xuống nước, để cơ thể của con dần thích nghi với nhiệt độ nước trong chậu. Mẹ không nên thả con luôn một phát vào trong chậu tắm như vậy có thể khiến con bị sốc nhiệt.
- Không nên để trẻ một mình trong chậu nước tránh trường hợp con bị ngạt nước.
- Da của trẻ sơ sinh còn non và mỏng manh nên rất dễ bị dị ứng, vì vậy bạn nên chọn sữa tắm, dầu gội đầu cho bé của những thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng, an toàn và phù hợp với da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Với các trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, trong lúc tắm mẹ phải làm hết sức nhẹ nhàng và thận trọng không nên chạm vào phần rốn của con để tránh bé bị đau. Sau khi tắm xong, bạn nên lấy cồn 70 độ sát khuẩn phần cuống rốn cho con để tránh bị nhiễm trùng.
Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã biết tắm cho con trong thời gian nào là tốt nhất. Để giúp mẹ có thể vệ sinh sạch sẽ cho con, tránh được các bệnh ngoài da như rôm sảy, viêm da… Chúc các mẹ thành công!
Xem thêm: