Tin sức khỏe

Chuyên trang cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chuyên trang cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sống khỏe để hạnh phúc!

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Kinh nghiệm chữa bệnh
    • Bệnh phụ khoa
    • Rối loạn kinh nguyệt
    • Giấc ngủ
  • Blog làm đẹp
    • Niềng răng
  • Chăm sóc bé
  • Câu hỏi thường gặp
Trang chủ » Niềng răng

Niềng răng có nhất định phải nhổ răng khôn không?

Có phải nhổ răng khôn khi niềng răng không là thắc mắc của rất nhiều người khi đang có ý định chỉnh nha. Như bạn đã biết, răng khôn chiếm một diện tích lớn trên khung hàm, khi mọc lệch để lại nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe răng miệng, Chính vì vậy, khi niềng răng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để qua trình niềng răng được diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả. Tuy nhiên, niềng răng nhổ răng khôn có đau không và có gây nguy hiểm gì không thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn. 

Mục lục

  • Răng khôn là gì? Răng khôn có quan trọng không?
    • Răng khôn là gì?
    • Răng khôn có quan trọng không?
  • Niềng răng có phải nhổ răng khôn không và nhổ mấy cái?
  • Nhổ răng khôn có đau không?
  • Giới thiệu các phương pháp niềng răng tại
    • Niềng răng mắc cài
    • Mắc cài sứ/ pha lê
    • Niềng răng trong suốt Invisalign

Răng khôn là gì? Răng khôn có quan trọng không?

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là loại răng cuối cùng mọc trên khung hàm. Răng khôn sẽ bắt đầu mọc ở độ tuổi trưởng thành (từ 18-24 tuổi). Tuy nhiên cũng cần lưu ý không phải ai cũng mọc răng khôn do răng bị kẹt dưới xương hàm. Khi răng khôn mọc thường đi kèm với các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy ở phần nướu mọc răng khôn gây khó khăn khi ăn uống thậm chí là mệt mỏi cho cơ thể. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài vài tháng, thậm chí là vài năm mới mọc hết răng khôn.

Bên cạnh trường hợp răng khôn mọc khá ngay hàng thẳng lối thì đã có rất nhiều người phải khổ sở vì răng khôn nhưng mọc không hề “khôn” chút nào. Răng khôn biến chứng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu hoặc đâm xiên vào vị trí chân các răng lân cận, tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng cũng như sức khỏe toàn cơ thể.

Răng khôn có quan trọng không?

Thực chất, để nói vui, răng khôn là răng mọc khi chúng ta đã đủ khôn lớn về mọi mặt. Do mọc cuối cùng, quá trình mọc chân răng hoàn thiện thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc khiến nhiều người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Do đó, răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai. Có thể nói là hoàn toàn vô dụng.

Hầu như răng khôn đều phải nhổ cho dù có niềng răng hay không. Theo khảo sát của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời.

Nhiều người cho rằng răng khôn không cần thiết phải nhổ đi bởi vợi họ quá trình mọc răng khôn không có bất cứ trở ngại hay phiền toái nào. Tuy nhiên, đó là cái chúng ta thấy bằng mắt thường, còn nếu muốn biết rõ tình trạng thì cần đến nha khoa chụp X-quang.

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên nhổ răng khôn khi niềng răng bởi như đã nói ở bên trên, răng khôn hầu như không có chức năng gì mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Niềng răng có phải nhổ răng khôn không và nhổ mấy cái?

Mục đích của việc niềng răng là giúp răng di chuyển về các vị trí một cách đúng hướng bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng, đem lại cho bạn một hàm răng đều, cân đối và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên để niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất thì cần có khoảng hở cho răng, giúp răng có không gian để dịch chuyển.

Không những không có ý nghĩa gì đặc biệt mà răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên, quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác. Răng khôn mọc còn có thể gây nhiều biến chứng như: viêm, nhiễm trùng, đau nhức. Đặc biệt, trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên vào các răng khác khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn. Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn kéo dài mà không có sự can thiệp y tế kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.

Chính vì những tác hại nguy hiểm như trên nên thông thường trước khi bắt đầu chỉnh nha bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và nhổ những răng khôn cản trở đến quá trình niềng răng trong các trường hợp:

  • Răng khôn bị sâu
  • Răng khôn mọc bị đau, có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xô đẩy những răng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng
  • Nhổ răng khôn để tạo khoảng trống cho các răng khác có đủ không gian để di chuyển về đúng vị trí và giảm thiểu vấn đề xô lệch trong quá trình chỉnh nha.

Nhổ răng khôn không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng với biến chứng nguy hiểm mà còn tạo điều kiện cho việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn, bởi răng khôn là răng mọc cuối cùng, nằm sâu bên trong nên khi niềng răng sẽ càng khó khăn để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hơn nữa, nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng ăn nhai của răng hàm. Vì vậy để đảm bảo cho toàn bộ quá trình niềng răng và sức khỏe răng miệng của bản thân thì bạn nên đến nha khoa để nhổ răng khôn và điều đó là hoàn toàn cần thiết.

Với câu hỏi nhổ được mấy cái răng khôn thì còn tùy vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để bác sĩ đưa ra quyết định nhổ cuối cùng trước khi bắt đầu niềng răng chứ không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ 2 răng khôn để tạo khoảng trống đủ cho các răng còn lại di chuyển trên hàm. Trường hợp răng mọc quá dày, chen chúc nhau thì phải nhổ cả 4 cái răng khôn, có hoặc không kèm thêm răng số 4.

⇒  Đọc thêm: Khi niềng răng, trường hợp nào cần phải nhổ răng?

Nhổ răng khôn có đau không?

Có thể thấy khi niềng răng nhổ răng khôn là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho kết quả niềng răng và tránh được các nguy cơ tiềm ẩn do răng khôn gây ra.

Nếu như trước kia, khi công nghệ máy móc chưa phát triển thì việc nhổ răng khôn dường như là nỗi ám ảnh rất lớn của nhiều người bởi răng khôn có chân răng dài hơn bình thường nên quá trình nhổ răng diễn ra lâu và gây đau đớn một thời gian dài. Tuy nhiên với sự vượt trội về chất lượng thiết bị máy móc hiện nay thì việc nhổ răng khôn rất nhẹ nhàng và hoàn toàn không gây đau đớn. Một số trung tâm nha khoa có dịch vụ nhổ răng khôn không đau bằng máy siêu âm Piezotome nhanh gọn và xử lý được cả những tình huống răng khôn mọc oái oăm nhất.

Đọc thêm: 10 điều quan trọng bạn nhất định phải biết trước khi quyết định niềng răng thẩm mỹ

Giới thiệu các phương pháp niềng răng tại

Tại nha khoa Thúy Đức hiện nay có 2 phương pháp niềng răng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign.

Niềng răng mắc cài

Có 4 loại mắc cài được sử dụng tại nha khoa Thúy Đức. Hãy cùng tìm hiểu xem mỗi loại có ưu và nhược điểm như thế nào để lựa chọn cho mình loại mắc cài phù hợp nhé.

Mắc cài kim loại

Đây là phương pháp truyền thống được nhiểu người lựa chọn sử dụng. Cấu tạo gồm mắc cài và dây cung để nối các mắc cài lại với nhau, tạo lực giúp răng di chuyển về các vị trí như mong muốn.

Ưu điểm:

  • Giá thành hợp lý
  • Thời gian niềng nhanh hơn mắc cài sứ/pha lê

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao
  • Dễ gây tổn thương các vùng nướu, lợi xung quanh
  • Vệ sinh răng miệng khó khăn
  • Thời gian niềng lâu, phải đến nha khoa nhiều lần
Mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc có thêm chốt, đóng mở linh động, cố định dây cung thay vì dùng thun.
Các dây cung cũng có thể trượt một cách tự do trong rãnh mắc cài, giúp duy trì lực ổn định hơn, đặc biệt lực ma sát sẽ được giảm tối đa.
Ưu điểm:
  • Thời gian niềng nhanh hơn kim loại loại truyền thống
  • Giảm tình trạng bung, tuột mắc cài so với kim loại truyền thống
  • Thoải mái hơn do mắc cài nhỏ gọn

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn mắc cài kim loại thường
  • Tính thẩm mỹ thấp
  • Tuy nhỏ gọn hơn nhưng vẫn gây ra tình trạng tổn thương mô mềm xung quanh

Tìm hiểu: Mắc cài kim loại tự đóng 3M

Mắc cài sứ/ pha lê

Mắc cài sứ thường

Phương pháp này sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ thẩm mỹ có màu gần giống răng thật để dịch chuyển các răng vào đúng vị trí.

Ưu điểm:

  • Chất liệu thân thiện, lành tính với răng miệng
  • Các cạnh mắc cài được mài tròn nên không gây tổn thương các vùng xung quanh miệng
  • Tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn mắc cài kim loại
  • Thời gian niềng lâu
  • Khắt khe trong việc ăn uống hơn

Mắc cài sứ tự buộc

Mắc cài sứ tự buộc cũng thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài giống như mắc cài kim loại tự buộc. Chốt tự đóng có vai trò cố định dây cung trong mắc cài chắc chắn, nhằm ngăn việc bị chệch hoặc bung ra như trường hợp dây thun buộc.

Ưu điểm:
  • Lực tác dụng lên răng ổn định
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Chịu lực tốt, khó bị vỡ
  • Thời gian chỉnh nha được rút ngắn, không cần đến gặp bác sĩ nhiều lần

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Nắp trượt tự động dày hơn so với hình thức mắc cài sứ truyền thống nên có thể gây cộm miệng.

Tìm hiểu thêm: Mắc cài sứ tự đóng Damon Clear 2

Niềng răng trong suốt Invisalign

Đây là phương pháp hiện đại bậc nhất hiện nay, sử dụng khay niềng trong suốt được đặt riêng theo tình trạng răng của mỗi người.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao do khay niềng gần như “vô hình” nên rất khó phát hiện
  • Tháo lắp, vệ sinh răng miệng cũng như khay niềng một cách dễ dàng
  • Không phải đến gặp bác sĩ thường xuyên
  • Việc bung mắc cài sẽ không bao giờ xảy ra cũng như lo lắng các vùng nướu, lợi xung quanh bị tổn thương
  • Có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn

Nhược điểm: 

  • Chi phí khá đắt đỏ, không phù hợp cho nhiều đối tượng
  • Việc tháo khay niềng lâu sẽ không đạt được hiệu quả niềng răng như mong muốn.

Đọc thêm: So sánh 2 loại niềng răng trong suốt eCligner và Invisalign

Tinsuckhoe.org - 17/12/2020
Chia sẻ
Chia sẻ
Sản phẩm bán chạy

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bài viết liên quan

  • Chi phí niềng răng Invisalign tại nha khoa Thúy Đức bao nhiêu?
  • Niềng răng eCligner và Invisalign- điểm giống và khác nhau
  • Niềng răng sứ và kim loại – nên chọn phương pháp nào?
  • Có nhất thiết phải đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng không?
  • Hàm duy trì có đắt không? Nên dùng loại nào
  • Niềng răng có hại cho sức khỏe không

Tinsuckhoe.org – Chuyên trang thông tin về các vấn đề sức khỏe và làm đẹp.

Mọi nội dung từ website chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hay điều trị y tế của bác sĩ. 

Email: tinsuckhoe.org@gmail.com

↑