Sau khi bé chào đời, bé sẽ phải tự thích nghi với các môi trường bên ngoài, tự thở, tự bú, tự thích nghi với thời tiết nóng, lạnh…Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc cho bé trong những tháng đầu tiên là một việc hết sức quan trọng. Trong đó, việc tắm cho con là một việc rất cần thiết vì nếu không được tắm rửa, vệ sinh hàng ngày con sẽ có cảm giác ngứa ngáy hoặc mắc các bệnh về da, viêm nhiễm. Tuy nhiên, nhiệt độ nước tắm là bao nhiêu, mẹ nên tắm cho con lúc nào, để phù hợp với da của bé. Để giải đáp các thắc mắc này, mời các bạn theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn?
(Bạn có thể dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước tắm trước khi tắm cho bé)
Việc tắm cho bé luôn là một việc không hề dễ dàng, nhất là đối với những người lần đầu tiên được lên thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, ở các trẻ mới sinh, quá trình trao đổi diễn ra nhanh, nên các chất bài tiết ra mạnh nên da của trẻ hay có các chất nhầy, bẩn bám ở da. Vậy để da con được sạch sẽ và khỏe mạnh, mẹ hãy tắm cho con một cách thường xuyên nhé.
Với các bé sơ sinh, mới được sinh ra cần phải có thời gian để làm quen và thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Vì vậy, để con thích nghi nhanh, mẹ có thể tạo ra môi trường gần giống như môi trường bên trong bụng mẹ, để con có thể thích ứng nhanh nhất. Và trong đó có việc tắm rửa cho bé hàng ngày, mẹ nên tắm cho con với nhiệt độ bao nhiêu để con có thể thích nghi được và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Da các bé sơ sinh còn non, mỏng manh, rất nhạy cảm nên khi tắm cha mẹ cần phải để ý nhiệt độ nước tắm sao cho phù hợp với da của con. Nếu khi tắm, mẹ pha nước quá nóng như vậy sẽ khiến da con bị bỏng, thậm chí làm thay đổi cấu trúc da của bé khiến da trở lên khô rát. Còn nếu tắm nước quá lạnh thì có thể làm bé bị lạnh, dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp.
Theo các chuyên gia y tế, nước tắm phù hợp nhất với da trẻ sơ sinh là từ 35 – 38 độ C. Nhiệt độ này tương đương với nhiệt độ cơ thể của bé, ở mức nhiệt này có thể làm ấm da của bé mà không gây ảnh hưởng gì tới quá trình trao đổi thân nhiệt của bé. Do trẻ sơ sinh, cơ thể còn yếu nên khi trời nắng nóng mẹ cũng nên tắm cho con bằng nước ấm, không nên tắm nước lạnh vì như vậy có thể khiến con bị cảm lạnh.
Để kiểm tra nhiệt độ nước tắm, mẹ có thể dùng khuỷu tay để thử. Bạn tuyệt đối không nên dùng bàn tay để thử vì cảm giác thường không được chính xác. Hoặc để yên tâm và chính xác hơn, mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của nước với các hình thù ngộ nghĩnh và đáng yêu: Con cá, con vịt, quả bỏng… Tuy nhiên, mẹ nên chọn những sản phẩm có chất liệu an toàn với trẻ và dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, bạn nên chọn sản phẩm của những thương hiệu lớn, uy tín để mua.
2. Mực nước tắm cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
(Mực nước cao đến vai là lý tưởng để tắm cho bé)
Tùy thuộc vào độ tuổi và chiều cao cơ thể mà mực nước tắm của mỗi bé thường khác nhau. Tuy nhiên, mức nước tắm trong chậu phải đảm bảo không để trẻ có cảm giác lạnh và hở từ phần cổ trở lên.
Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên để mực nước trong chậu khoảng 13cm. Vì mực nước này có thể đảm bảo toàn thân cơ thể của con được ngâm trong nước và không bị lạnh.
Đối với những bé trên 6 tháng tuổi, mẹ nên để mực nước cao tới eo khi bé ngồi trong chậu tắm.
3. Thời điểm nào nên tắm cho bé
(Mẹ nên tắm cho con trong khung giờ từ 10h sáng đến 16h chiều)
Rất nhiều mẹ có thói quen tắm cho con vào thời gian mà các mẹ rảnh trong ngày mà không để ý đến thời gian nào tắm cho con là phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc tắm cho con vào lúc nào trong ngày lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Chẳng hạn như, nếu mẹ tắm cho con vào buổi sáng hoặc buổi tối, khi đó nhiệt độ thân nhiệt của con thấp nên lúc đó tắm rất dễ khiến con bị cảm hoặc bị ốm.
Thời điểm tắm cho con thích hợp nhất là từ 10h sáng đến 16h chiều, lúc này thân nhiệt của bé ổn định và cũng là lúc nhiệt độ ấm nhất trong ngày. Và mỗi lần tắm cho con, mẹ chỉ nên tắm dưới 5 phút để con không bị lạnh. Bạn tuyệt đối không nên tắm cho con lúc đang ngủ hoặc ngay sau ăn no. Vì lúc này nhiệt độ thân nhiệt của trẻ đang giảm nên tắm bé sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc ốm. Còn sau khi ăn nó, những tác động kỳ cọ của mẹ có thể khiến cho bé bị nôn trớ.
Vào mùa hè nắng nóng, mẹ nên tắm cho con hàng ngày. Thời gian này khiến cho trẻ ra nhiều mồ hôi nên các bụi bẩn và vi khuẩn hay bám trên bề mặt da nên dễ gây ra bít lỗ chân lông nếu như không được tắm rửa thường xuyên. Vào mùa đông, mẹ có thể 2 – 3 ngày tắm cho con 1 lần. Nhưng vào những ngày bạn không tắm cho con, mẹ vẫn phải lau qua người cho con. Đặc biệt là những vùng da có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, bẹn và bộ phận sinh dục.
4. Nhiệt độ phòng tắm cho trẻ
Nhiệt độ phòng tắm như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cũng là một vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu nhiệt độ phòng tắm nhỏ hơn mức tiêu chuẩn có thể khiến cho bé bị lạnh, còn cao hơn thì có thể khiến bé có cảm giác nóng.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Nhi Trung Ương thì bạn nên tắm cho trẻ sơ sinh ở trong phòng có nhiệt độ từ 36 – 38 độ C, kể cả tắm cho bé vào mùa đông hay mùa hè. Phòng tắm phải đảm bảo được kín gió.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh, mẹ có thể dùng thêm đèn sưởi hoặc điều hòa nóng để tăng nhiệt độ trong phòng cho con.
Vào mùa hè, cho dù thời tiết có nóng bạn cũng không nên tắm cho con trước quạt, nếu con ở trong phòng điều hòa, mẹ nên tắt điều hòa trước khi tắm tầm 30-40 phút để con quen dần với nhiệt độ, tránh trường hợp bé bị sốc nhiệt.
5. Một số lưu ý khác khi tắm cho bé
Bên cạnh các yếu tố về nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh thì trong lúc tắm cho bé mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Do thời gian tắm cho trẻ sơ sinh phải nhanh để tránh con bị cảm lạnh. Nên trước khi tắm cho con, mẹ nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết để tắm cho trẻ sơ sinh, tránh trường hợp trong lúc vào tắm lại thấy thiếu như vậy sẽ mất thời gian.
- Bạn nên sử dụng bồn tắm chuyên dùng cho tắm cho trẻ sơ sinh. Trước khi tắm, bạn nên làm sạch bồn tắm bằng cách tráng qua một lần với nước nóng trước khi tắm cho con.
- Lúc chuẩn bị tắm, mẹ nên thả con từ từ xuống nước, để cơ thể con dần thích nghi với nhiệt độ nước trong chậu. Tránh thả ngay con xuống chậu như vậy có thể khiến con bị sốc nhiệt.
- Đối với một số bé hay quấy khóc khi tắm, mẹ có thể trò chuyện để thu hút sự chú ý của bé. Như vậy, bé sẽ không còn quẫy đạp hoặc gây khó khăn cho những động tác của mẹ.
- Trong quá trình tắm, mẹ không nên để con lại một mình trong phòng tắm, dù chỉ là vài giây. Vì trẻ sơ sinh có thể ngạt nước ở mực nước dưới 3cm.
- Khi tắm cho con, mẹ nên dùng tay trái để đỡ cố định đầu và giúp trẻ có cảm giác an toàn. Sau đó, bạn dùng tay phải tắm nhẹ nhàng cho con. Mẹ nên chú ý tránh để nước bắn vào tai, mắt hoặc miệng của con.
Cảm ơn các mẹ đã theo dõi bài viết trên của Tinsuckhoe, hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp đầy đủ các thông tin về nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh và các vấn đề khác xung quanh giúp mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất. Chúc mẹ và con luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: