Theo thống kê, có đến 90% dân số thế giới gặp tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên ở một giai đoạn trong đời, trong đó chỉ có 10% có đủ kiến thức chăm sóc răng miệng để khắc phục vấn đề này. Vậy nguyên nhân chảy máu chân răng là gì? Tại sao bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng và bạn có nằm trong 10% dân số có giải pháp giải quyết triệt để tình trạng này?
Mục lục
1. Nguyên nhân chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng xuất huyết do các mạch máu bị vỡ khi các mô mềm xung quanh răng như xương ổ răng, lợi, dây chằng bị tổn thương.
Các nguyên nhân chảy máu chân răng bao gồm:
1.1. Nguyên nhân tại chỗ gây chảy máu chân răng
Viêm lợi, chấn thương lợi:
Chân răng sẽ chảy máu càng nhiều khi lợi càng bị viêm. Đây chính là nguyên nhân tại chỗ gây chảy máu chân răng thường xuyên nhất. Các mảng bám trên răng nhìn thấy hoặc không nhìn thấy khi bề mặt răng của bạn không sạch, thức ăn không được lấy hết bằng chỉ tơ nha khoa sau 24 giờ tạo cao răng. Viêm lợi hình thành bởi vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng bạn không được loại bỏ định kỳ. Khởi phát là nướu đỏ và sưng, giai đoạn tiếp theo bạn sẽ thấy chân răng chảy máu ngày càng thường xuyên hơn.
Chấn thương lợi do dùng bàn chải cứng, đánh răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa sai cách hoặc chà sát lên răng gây va đập vào lợi,… hoặc nếu răng bạn mọc lệch, khấp khểnh khiến việc làm sạch thức ăn khó khăn cũng là nguyên nhân gây viêm và chảy máu lợi.
Các bệnh lý của răng:
Theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng quốc gia qua các năm 1990 – 2000 – 2017, tỷ lệ bệnh sâu răng ở Việt Nam đến nay vẫn cao đến giật mình. Cụ thể ở người lớn cứ 1 người có ít nhất 3 răng bị sâu răng mất trám. Vì vậy cũng không ngạc nhiên khi bạn hay bất cứ ai trong chúng ta bị sâu răng. Và đây cũng là một trong các nguyên nhân lớn gây tình trạng chảy máu chân răng.
Có 2 lý do chảy máu chân răng khi răng bị sâu:
- Một là, những lỗ sâu răng có thức ăn đọng lại gây viêm lợi, hệ quả là chảy máu chân răng như đã nói ở trên.
- Hai là, cao răng dễ bám hơn khi sâu răng bạn có xu hướng nhai sang bên răng không sâu, tránh nhai bên đau cũng gây viêm lợi và chảy máu.
Các bệnh lý của vùng quanh răng:
Cũng theo số liệu điều tra trên, tỷ lệ bệnh nha chu ở Việt Nam nằm trong top 20 của vùng châu Á – Thái Bình Dương, có nơi 90% thậm chí lên tới 100%. Bệnh nha chu (Periodontitis) phá hủy xương xung quanh răng, làm tổn thương mô mềm, khiến răng bị lỏng. Nguyên nhân của viêm nha chu là do vệ sinh răng miệng kém. Bệnh dẫn đến lợi chảy máu nhiều hơn và kéo dài. Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng có thể dẫn đến mất răng bạn cần đặc biệt chú ý.
1.2. Nguyên nhân toàn thân gây chảy máu chân răng
Chế độ ăn uống làm tăng chảy máu ở chân răng:
Chế độ ăn uống không khoa học, tổn thương lợi do ăn nhiều đồ cứng, ăn uống thiếu chất như thiếu Vitamin C, vitamin K có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng của bạn.
- Vitamin C: còn gọi là acid ascorbic được biết tới là chất chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịch, tăng đề kháng trong cơ thể. Đây cũng là chất giúp mạch máu vững bền do làm tăng lượng sợi collagen, đặc biệt trong các mô liên kết, mao mạch, mô xương,… Do vậy, nếu bạn thiếu vitamin C, một trong các biểu hiện bạn có thể gặp là viêm lợi, chảy máu chân răng.
- Vitamin K: là một thành phần quan trọng của hệ enzyme gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như prothrombin của cơ thể. Khi chế độ ăn của bạn thiếu hụt vitamin này sẽ gây máu khó đông, tăng chảy máu ở nhiều nơi, trong đó có chảy máu lợi.
Bệnh lý gây chảy máu ở chân răng:
- Dùng một số loại thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc điều trị bệnh mãn tính như chống động kinh, suy tim, nội tiết, ung thư,… là nguyên nhân khá phổ biến gây ra chảy máu lợi.
- Thay đổi nội tiết tố (hormone) phụ nữ: Ở phụ nữ, nguy cơ chảy máu lợi, chảy máu ở chân răng tăng lên khi nội tiết tố thay đổi. Những thay đổi này xuất hiện ở nhiều giai đoạn cuộc đời của người phụ nữ như dậy thì, mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh hay khi sử dụng thuốc tránh thai.
- Bệnh lý về gan: Chảy máu ở chân răng có thể xảy ra trong các bệnh lý về gan bởi khi chức năng gan bị suy giảm làm giảm sản xuất Prothrombin ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, chảy máu chân răng còn có các nguyên nhân khác như: hút thuốc lá, căng thẳng (stress), HIV, xạ trị ung thư, bệnh bạch cầu,… Để biết được nguyên nhân chính xác dẫn tới chảy máu chân răng, bạn nên tới bác sĩ nha khoa hoặc các chuyên khoa liên quan để khám và chẩn đoán.
2. Giải pháp tối ưu cho tình trạng chảy máu chân răng?
Ngoài việc khó chịu và bất tiện trong ăn uống khi mô nướu bị tổn thương, biến chứng của chảy máu ở chân răng kéo dài cũng rất nghiêm trọng như răng lung lay, rụng răng, thời gian phục hồi các mô mềm lâu và chi phí điều trị cao. Khi đã biết chính xác nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng, bạn cần giải quyết triệt để tình trạng phiền toái này sớm nhất có thể.
2.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách loại bỏ chảy máu chân răng
Đánh răng đúng cách giúp giảm chảy máu chân răng
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày mỗi sáng và tối, nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nguồn gốc từ dược liệu an toàn. Chọn bàn chải phù hợp với khoang miệng, đánh răng theo chiều dọc và xoay tròn, tránh làm tổn thương nướu khi đánh răng theo chiều ngang.
- Sử dụng nước muối sinh lý làm sạch răng, súc miệng hàng ngày và sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn trên răng, không sử dụng tăm hay vật nhọn chọc gây tổn thương nướu răng.
- Lấy cao răng và khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần, chữa trị dứt điểm các bệnh về răng lợi như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…
- Sử dụng cam thảo ngậm tại vị trí lợi bị viêm hoặc súc miệng bằng nước cam thảo. Trong dược liệu này chứa 2 hoạt chất là licoricidin và licorisoflavan có tính kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây sâu răng và viêm lợi.
- Sử dụng hoa hòe sắc với nước (20g hoa hòe với 500ml nước) uống 2 ngày/lần trong vòng 1 tuần sẽ giảm chảy máu chân răng. Hoa hòe có tác dụng cầm máu, tăng sức bền mạch máu, làm giảm thời gian chảy máu nên là dược liệu đầu bảng sử dụng trong các bài thuốc trị chảy máu chân răng.
2.2. Thay đổi lối sống hợp lý phòng ngừa chảy máu chân răng
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ đồ ăn uống ngọt, có ga; tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, đặc biệt các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K và vitamin E,…
- Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng, tránh căng thẳng, stress.
2.3. Điều trị triệt để các bệnh lý toàn thân gây chảy máu chân răng
- Sử dụng kháng sinh đúng theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Nói rõ các thuốc bạn đang dùng và tình trạng bệnh bạn đang điều trị để bác sĩ nha khoa có hướng chữa trị phù hợp.
- Hỏi kỹ bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc phải dùng cho bệnh toàn thân/ bệnh mãn tính của mình và cách để giảm hoặc tránh tác dụng phụ đó.
2.4. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu đẩy lùi chảy máu chân răng
Có thể thấy chứng chảy máu chân răng dù do nguyên nhân nào thì vùng nướu răng cũng đã bị tổn thương. Cách triệt để và tối ưu nhất để đẩy lùi chảy máu chân răng vẫn cần phải tác động vào vùng này nhưng phải đảm bảo an toàn và sử dụng được lâu dài.
Với thành phần từ các dược liệu như một dược, cam thảo, hoa hòe, keo ong, đinh hương, vỏ cau,… kết hợp với muối và vitamin đã được chứng minh tác dụng chống viêm, làm bền thành mạch, cầm máu, nuôi dưỡng răng lợi,… vừa an toàn, sử dụng đơn giản và lâu dài được, là biện pháp tối ưu đẩy lùi chảy máu chân răng. Chính vì vậy, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu được các nhà chuyên môn đánh giá cao và khuyên dùng.
Nguyên nhân chảy máu chân răng tại chỗ và toàn thân cùng giải pháp khắc phục tối ưu đã được trình bày ở trên, bạn hãy áp dụng ngay để giải quyết tận gốc chứng chảy máu chân răng của mình nhé!