Thời tiết lạnh là lỗi lo của nhiều mẹ bỉm sữa bởi trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém nên rất dễ bị nhiễm lạnh. Thế nhưng việc tắm cho con trong mùa đông vẫn phải đảm bảo để cơ thể bé luôn được sạch sẽ, không bị nhiễm bệnh. Vậy tắm cho bé vào mùa đông như thế nào để không bị cảm là câu hỏi của nhiều mẹ đặt ra. Để có được câu trả lời, mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Có nên tắm cho con vào mùa đông hay không?
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cơ thể của bé rất đễ đổ mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh. Đặc biệt, thời tiết lạnh da bé thường xuất hiện nhiều tế bào chết. Nếu như mẹ không rắm rửa cho con thường xuyên sẽ khiến cho bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Ngoài ra, thời tiết lạnh, mẹ dùng bỉm cho con thường xuyên hơn gần như 24/24. Thời gian đóng bỉm nhiều, nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến con bị hăm tã hoặc bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong lúc bú mẹ hoặc ăn uống, rất dễ đổ mồ hôi, nôn, trớ, đồ ăn bám lên quần áo. Nếu bé không được vệ sinh hàng ngày rất dễ bị viêm nhiễm da.
Chính vì những lý do trên, việc tắm cho bé vào mùa đông là cần thiết. Tuy nhiên, mẹ không cần phải ngày nào cũng tắm cho con mà một tuần tắm cho bé từ 2 – 3 lần là đủ. Vào những ngày không tắm cho bé thì mẹ nên dùng khăn xô lau người cho con với nước ấm. Với những vùng da có nhiều nếp gấp như: nách, bẹn, cổ, lưng, mông, vùng kín, bạn nên vệ sinh kỹ, đảm bảo người bé lúc nào cũng được khô thoáng.
Đọc thêm: Tắm cho bé bằng sữa mẹ có tốt không?
2. Thời gian tắm cho bé là lúc nào trong ngày?
Vào mùa đông thường có sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất rõ rệt. Do đó, tắm cho con mẹ nên chọn thời điểm nhiệt độ ngoài trời cao nhất và thân nhiệt của con ổn định. Để giúp cơ thể bé có thể thích nghi với nhiệt độ nước tắm một cách nhanh nhất, hạn chế ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Khoảng thời gian tắm tốt nhất vào mùa đông được các chuyên gia khuyến cáo là từ 10h – 11h sáng hoặc từ 13h00 đến 16h00 vào buổi chiều.
Ngoài ra, mẹ nên lưu ý trước khi tắm cho con, mẹ không nên cho con ăn quá no. Nếu trôi qua thời gian này, bạn dùng khăn ấm lau người cho con. Trừ trường hợp bắt buộc như bé bị nôn, nhiễm bẩn do tiếp xúc với nguồn nguy hại.
3. Cách tắm cho bé vào mùa đông
3.1. Đồ cần chuẩn bị để tắm cho bé
Vào mùa đông, thời gian tắm gội cho bé khoảng 5 – 7 phút với bé lớn, 3 – 4 phút với trẻ sơ sinh. Vì thời gian tắm nhanh nên trước khi tắm mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết để tắm cho bé. Tránh trường hợp lúc vào tắm, mẹ thấy thiếu đồ lại phải đi lấy hoặc tìm đồ. Như vậy, sẽ kéo dài thời gian tắm, khiến con bị cảm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trước khi tắm mẹ cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
- Sữa tắm, vào mùa đông mẹ nên chọn cho con loại sữa tắm không cần phải tráng lại người để có thể rút ngắn được thời gian tắm cho bé.
- Chậu tắm, ghế để mẹ ngồi tắm cho bé, 1 chiếc khăn xô lớn để lau người, 2 chiếc khăn xô nhỏ (1 cái để rửa mặt, 1 cái để lau đầu sau khi gội xong).
- Đèn sưởi để giữ ấm cho bé trong quá trình tắm. Mẹ nên để ý khoảng cách từ đèn sưởi đến vị trí tắm của bé, không nên để quá gần như vậy sẽ ảnh hưởng đến da và gây chói mắt con.
- Quần áo mỏng bên trong, quần áo dày, tất chân, găng tay, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, tăm bông, bỉm, nước muối.
Mách mẹ: 9 loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh không cần phải tráng lại người.
3.2. Cách tắm cho bé mùa đông đúng cách
Đa phần các mẹ thường tắm cho con từ trên xuống dưới. Nhưng theo các chuyên gia cho biết rằng, bộ phận ở phía trên như đầu sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn những vị trí khác. Cách tắm đúng sẽ giúp bé đỡ bị lạnh hơn, vì vậy mẹ hãy tắm cho con từ dưới lên trên.
Dưới đây là cách tắm đúng cách cho bé mà mẹ có thể áp dụng:
- Đầu tiên, mẹ lấy một khăn xô nhỏ, mềm, nhúng nước, vắt khô. Sau đó, lau mắt, mũi, cằm, tai cho bé. Mẹ nên lau cẩn thận tránh để nước bắn vào mắt và tai bé, vì như vậy có thể khiến cho con bị viêm nhiễm.
- Mẹ từ từ đặt con vào trong chậu tắm để con dần thích nghi với nhiệt độ của nước. Tránh trường hợp, mẹ đặt con ngay vào trong chậu nước khiến con bị sốc nhiệt do chưa quen nhiệt độ. Bạn dùng khăn xô kỳ kỹ toàn bộ cơ thể cho bé, các vùng da có nhiều nếp gấp thường đổ nhiều mồ hôi và bẩn như cổ, nách, bẹn, hãng, bộ phận sinh dục thì mẹ nên kỳ kỹ hơn. Để tránh con bị xước trong quá trình tắm mẹ không nên dùng tay mà dùng dùng khăn xô mềm để kỳ cho bé.
- Tắm xong, dùng khăn mềm to quấn và ôm chặt bé vào lòng. Mẹ cần đảm bảo trên người bé được quấn kỹ, nếu lau người thì lau đến đâu hãy mở khăn đến đó để con không bị lạnh.
- Sau khi lau người xong, mẹ tiến hành gội đầu cho con. Với cách tắm như vậy, sẽ khiến não bộ con kịp thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể.
- Gội đầu xong, dùng một chiếc khăn to, choàng kín giữ ấm người và bế bé vào lòng. Sau đó, lau khô đầu và mặc quần áo cho bé.
Đọc thêm: Bé bị cảm cúm nên tắm lá gì?
Việc tắm gội cho con vào mùa đông không phải là công việc khó. Chỉ cần mẹ tắm và vệ sinh cho con đúng cách là có thể giúp bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.