Nếu đã từng trải qua cảm giác buồn chân không ngủ được, ắt hẳn bạn sẽ hiểu rõ sự khó chịu mà triệu chứng này mang lại. Tệ hơn là hầu hết mọi người đều không thể mô tả rõ cảm nhận của mình, không hiểu rõ nguyên nhân và bế tắc trong việc tìm giải pháp. Vậy, buồn chân không ngủ được là làm sao và có các nào để khắc phục? Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục lục
1. Buồn chân không ngủ được là thế nào?
Buồn chân không ngủ được mô tả bởi cảm giác bứt rứt, bồn chồn không yên ở chân. Cảm giác này khiến chân bị kích thích và thôi thúc cử động liên tục. Đôi khi, buồn bực ở chân có thể kèm theo các triệu chứng khác rõ ràng hơn như: tê mỏi, râm ran, châm chích như kiến bò hoặc có vật gì trườn ở chân.
Triệu chứng buồn bực, bồn chồn hay bứt rứt ở chân được xếp vào chứng rối loạn thần kinh, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong ngày. Tuy nhiên, tình trạng này biểu hiện rõ rệt nhất khi người bệnh ở trạng thái nghỉ ngơi, thường là khi ngồi lâu ở một tư thế, buổi tối trước khi đi ngủ hay ban đêm khi bị giật mình tỉnh giấc.
Trong hầu hết trường hợp, cảm giác buồn bực, bứt rứt ở chân không gây nguy hiểm đe dọa tính mạng nhưng lại tạo thành những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh. Một trong những ảnh phổ biến và dễ thấy nhất là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Người gặp phải triệu chứng này thường rơi vào trạng thái trằn trọc, xoay sở, khó bắt đầu giấc ngủ hoặc khó ngủ lại sau khi tỉnh dậy.
Những ảnh hưởng này có thể tạo thành tâm lý bức bối, khiến người bệnh dễ bị căng thẳng, cáu gắt hay thậm chí bị suy nhược cơ thể nếu bị mất ngủ kéo dài mà không được khắc phục.
2. Nguyên nhân nào gây buồn chân không ngủ được?
Buồn chân không ngủ được xảy ra khi có rối loạn trong đáp ứng của hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại vi. Quá trình này khiến các tế bào thụ thể cảm giác ở chân không thể phân tích và hiểu rõ tín hiệu truyền về từ hệ thống thần kinh, gây nên tình trạng dị cảm, bồn chồn ở chân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này.
2.1 Hội chứng chân không yên
Buồn bực chân tay không ngủ được là một trong những triệu chứng điển hình của Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome – RLS). Hội chứng này được xếp vào nhóm bệnh thần kinh xảy ra khi có sự thiếu hụt hệ thống dopaminergic trong các cấu trúc dưới vỏ não liên quan đến các quá trình ức chế.
Bạn có thể nhận biệt Hội chứng chân không yên thông qua 4 đặc điểm cơ bản sau:
- Cảm giác bứt rứt, bồn chồn và luôn được thôi thúc cử động ở chân khiến người bệnh không thể cưỡng lại.
- Triệu chứng có xu hướng nặng hơn khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, vào buổi tối hoặc ban đêm.
- Triệu chứng được giảm nhẹ, biến mất hẳn hoặc biến mất tạm thời sau khi người bệnh thực hiện các cử động chân.
- Những triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, không bị tác động bởi các bệnh lý, chấn thương hay yếu tố kích thích khác.
Hội chứng chân không yên không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại khiến người bệnh dễ bị suy nhược, căng thẳng, thậm chí trầm cảm do gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc kéo dài.
Hiện nay, các phác đồ điều trị căn bệnh này được dựa trên mục tiêu là kiểm soát triệu chứng thông qua các loại thuốc như: thuốc dopaminergic, thuốc chống động kinh, thuốc giảm đau opioid và các thuốc nhóm benzodiazepines. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh lối sống khoa học, tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng triệu chứng hay sản phẩm chứa chất gây kích thích lên hệ thống thần kinh của cơ thể.
Xem chi tiết: Các loại thuốc điều trị chứng chân không yên
2.2 Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mạch máu ngoại vi, xảy ra khi hệ thống van một chiều và tĩnh mạch ở chân bị suy giảm chức năng và phình giãn, nổi cộm thành những đường ngoằn ngoèo xanh tím trên bề mặt da chân. Tình trạng này cản trở dòng chảy của máu từ chân về tim, khiến máu ứ đọng trong lòng mạch gây chèn ép lên và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác, bao gồm cả hệ thần kinh ngoại vi.
Cảm giác buồn chân không ngủ được trong suy giãn tĩnh xảy ra do các mô và hệ thần kinh ngoại vi ở chân bị thiếu hụt oxy và dưỡng chất. Quá trình này ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền của tế bào thần kinh, khả năng đọc và phân tích tín hiệu của tế bào thụ thể trên da và gây ra cảm giác dị cảm như: bồn chồn, tê mỏi, châm chích khó chịu ở chân.
Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một vài dấu hiệu khác như:
- Xuất hiện các tĩnh mạch có màu xanh tím li ti hoặc nổi cộm trên da, xuất hiện ở đùi, bắp chân hay mắt cá chân.
- Chân đau nhức, căng cứng khi đứng, ngồi lâu hay khi vận động nhiều.
- Chân sưng tấy, phù nề, thường biểu hiện rõ nhất ở vị trí mắt cá chân.
- Da căng tức, khô ngứa, khó chịu.
- Rối loạn sắc tố, xuất hiện các đám da sậm màu, thường ở vùng mắt cá chân.
Xem thêm: Bị giãn tĩnh mạch chân nên đi khám ở đâu?
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây biến chứng lở loét chân do loạn dưỡng hoặc nghiêm trọng hơn là huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến thuyên tắc phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh không thể được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát thông qua việc sử dụng vớ y khoa, các loại thuốc chống đông máu hay các thuốc tăng sức bền thành mạch.
Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống kết hợp với các biện pháp từ thảo dược tự nhiên, điển hình như viên uống giúp đẩy lùi tĩnh mạch Dulcit. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, đổi lại bệnh được kiểm soát tốt hơn, kéo dài thời gian tái phát và ngăn biến chứng hiệu quả.
2.3 Bệnh xương khớp
Mặc dù không phải triệu chứng điển hình nhưng tình trạng buồn chân không ngủ được cũng xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp như: thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp thắt lưng, hẹp khoang – gian đốt sống,…
Sự phát triển của những bệnh lý này có thể khiến cấu trúc xương bị biến đổi dẫn đến chèn ép vào các rễ thần kinh và mạch máu. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh bị đau nhức kéo dài mà còn ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền của hệ thần kinh, gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn ở chân.
Tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện khác nhau, ví dụ như:
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Người bệnh bị đau cứng thắt lưng, cơn đau tăng lên khi duỗi thẳng chân hay khi vận động, khó kiểm soát phối hợp cơ thể,…
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau dữ dội, âm ỉ ở vùng thắt lưng lan xuống chân khiến người bệnh không thể cúi được, mất thăng bằng, đi lại khó khăn,…
- Viêm cột sống thắt lưng: Đau cứng ở hông và lưng dưới nhất là khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi im, có thể sưng tấy, nóng đỏ ở vùng thắt lưng,…
Các bệnh lý xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh có thể cần sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu hay áp dụng các biện pháp phẫu thuật để điều trị bệnh.
2.4 Bệnh đái tháo đường
Trong bệnh lý đái tháo đường tiến triển nặng, nồng độ đường huyết tăng cao kéo theo các rối loạn về huyết áp và chuyển hóa có thể gây tổn thương những thần kinh, mạch máu nhỏ, thường gặp như ở chân. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải triệu chứng buồn bực, bứt rứt ở tay chân.
Buồn chân không ngủ được không phải là triệu chứng điển hình của bệnh lý đái tháo đường. Để nhận diện bệnh lý này, bạn cần dựa vào một số dấu hiệu như:
- Khát nước nhiều, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều.
- Ăn nhiều, uống nhiều nhưng không tăng cân, thậm chí còn sụt cân.
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thị lực giảm sút.
- Những vết thương hở thường khó lành hơn bình thường.
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu tiến triển thành các biến chứng như: suy thận, đột quỵ,… Để điều trị đái tháo đường, người bệnh cần theo dõi đường huyết đều đặn và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định. Những trường hợp xuất hiện biến chứng như: nhiễm trùng, bệnh tim mạch,… người bệnh cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi điều trị.
2.5 Tổn thương thần kinh ngoại biên
Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh, tai nạn, biến chứng bệnh chuyển hóa, rối loạn huyết áp,… Tình trạng này gây rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu từ thần kinh trung ương đến các bộ phận, bao gồm cả chân.
Một số dấu hiệu cho hệ thần kinh ngoại biên của bạn đang bị tổn thương như:
- Chân tay buồn bực, bồn chồn, bứt rứt khó chịu.
- Yếu cơ, tê bì chân, mất cảm giác ở chân.
- Nhức nhối, đau nhói như kim châm hoặc biến đổi cảm giác nóng lạnh thất thường ở chân.
- Thường xuyên nhức mỏi chân, đi lại khó khăn, dễ mất thăng bằng.
- Rối loạn huyết áp và mạch nhanh chậm thất thường.
Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gây teo cơ, liệt chi hay rối loạn chức năng vận động nếu không được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng cụ thể mà người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như: uống thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Để biết biện pháp điều trị phù hợp là gì, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám, làm rõ nguyên nhân và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
2.6 Thiếu sắt
Một trong những ảnh hưởng dễ thấy nhất của thiếu sắt là gây thiếu máu. Tình trạng này làm giảm tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, trong đó có hệ thần kinh. Một vài nghiên cứu đã chứng minh được giảm dự trữ sắt trong cơ thể là nguyên nhân thúc đẩy Hội chứng chân không yên. Ngoài ra, thiếu máu cũng khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái thiếu năng lượng, suy nhược gây ra triệu chứng mệt mỏi, uể oải, bứt rứt tay chân.
Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu sắt như:
- Da và niêm mạc nhợt nhạt.
- Hay bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
- Thường xuyên bị đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim.
- Móng tay nhạt máu, khô giòn, dễ gãy.
- Miệng khô, da khô, tóc dễ gãy rụng.
Bổ sung sắt là biện pháp khắc phục chứng buồn chân không ngủ được trong trường hợp này. Tùy vào mức độ thiếu sắt nặng hay nhẹ mà bạn có thể bổ sung qua thực phẩm hoặc các sản phẩm chuyên biệt. Để biết điều này, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra tại bệnh viện và bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Cách cải thiện tình trạng buồn chân không ngủ được
Để giảm nhẹ cảm giác buồn bực chân tay mỗi khi đi ngủ, bạn có thể áp dụng một vài gợi ý dưới đây:
- Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn vào mỗi ngày, điều này giúp tạo nhịp sinh học tự nhiên và ổn định để bạn vào giấc dễ dàng hơn.
- Vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, trong đó bạn nên ưu tiên các bài tập duỗi cơ để tăng cường tuần hoàn máu đến cơ bắp và hệ thần kinh vùng chân.
- Lắc chân hoặc nhấc chân lên cao có thể cải thiện triệu chứng buồn bực, co giật, hoặc khó chịu chân khi ngủ.
- Tránh sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích thần kinh như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… vì có thể khiến triệu chứng nặng nề hơn.
- Tắm nước ấm, chườm hoặc ngâm chân nước ấm cũng là biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng này, tuy nhiên cần tránh thực hiện nếu bạn đang mắc các bệnh như: suy giãn tĩnh mạch, rối loạn huyết áp,…
- Tránh xem tivi hoặc điện thoại quá lâu trước giờ đi ngủ vì có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích.
- Xin ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống nôn,… vì chúng có thể kích hoạt triệu chứng buồn bực tay chân
Trên đây là bài viết về tình trạng buồn chân khi ngủ. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải, từ đó lựa chọn được phương pháp khắc phục và phòng ngừa hợp lý. Nếu cần tư vấn thêm, bạn đừng ngại để lại lời nhắn hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 545 518.