Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi là câu hỏi của rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng thường để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Tùy thuộc vào độ sâu của vết bỏng và cơ địa của mỗi người thì thời gian khỏi sẽ khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Mục lục
Quá trình phục hồi bỏng bô xe máy phụ thuộc vào yếu tố nào?
Bỏng bô xe máy rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày, ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính gây nên bỏng do vô ý chạm vào ống bô khi đang ở nhiệt độ cao. Vết bỏng nặng hay nhẹ tùy theo nhiệt độ và thời gian tiếp xúc với ống bô. Nếu chúng ta không biết cách xử lý ban đầu vết bỏng sẽ nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến tình trạng phục hồi của vết bỏng như: Cách sơ cứu ban đầu, cách vệ sinh vết bỏng, chế độ ăn uống của người bị bỏng. Nếu chúng ta vận động quá nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?
Câu hỏi đặt ra của rất nhiều bạn là bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi. Tùy vào mức độ bỏng nặng nhẹ mà chia thành nhiều mức độ bỏng khác nhau. Nếu chúng ta biết cách sơ cứu ban đầu và vệ sinh vết bỏng đúng cách thì vết bỏng sẽ nhanh lành, ít để lại sẹo.Tùy vào độ nông- sâu, rộng hẹp của vết bỏng mà thời gian khỏi khác nhau. Bỏng được chia làm ba độ như sau:
Bỏng cấp độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất. Vết bỏng chỉ tổn thương ở lớp trên cùng hay còn gọi là lớp biểu bì. Vết bỏng chỉ có hiện tượng sưng,đỏ. Bỏng cấp độ 1 thường khỏi nhanh sau 3 đến 6 ngày, ít khi để lại sẹo. Bỏng cấp độ 1 không cần đến bệnh viện, tự theo dõi và điều trị tại nhà.
Bỏng cấp độ 2
Là tổn thương ở lớp thứ 2 còn gọi là lớp hạ bì. Lúc này vết bỏng sẽ sưng tấy đỏ,đau, phồng rộp các mụn nước. Vết bỏng cần được xử lý cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ, thay băng hàng ngày. Làm như vậy vết thương sẽ nhanh khỏi, tránh nhiễm trùng vết thương và không để lại sẹo. Bỏng cấp độ 2 thường 1 đến 3 tuần mới lành.
Bỏng cấp độ 3
Có rất nhiều bạn thắc mắc bỏng bô xe máy mức độ 3 bao lâu thì khỏi. Bỏng cấp độ 3 là tổn thương rất nặng nề không những tổn thương phần da mà có thể vào xương, cơ, gân. Bỏng độ 3 rất dễ bị nhiễm trùng nên chúng ta cần lưu ý chăm sóc vết thương cẩn thận. Với những bệnh nhân bị bỏng độ 3 không nên cố tình điều trị tại nhà, rất nguy hiểm. Thời gian phục hồi vết bỏng vài tháng tùy thuộc vào vết bỏng.
Các biện pháp chăm sóc vết bỏng hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh hơn, giảm nguy cơ để lại sẹo. Nếu chăm sóc vết bỏng không đúng cách dẫn đến vết bỏng nhiễm trùng, hoại tử da, tổn thương sâu hơn. Vì vậy việc điều trị khó khăn hơn và kéo dài. Với những trường hợp bỏng nặng người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị bỏng bô xe máy chúng ta nên làm gì?
Bỏng bô xe máy rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày. Nếu chúng ta không biết cách sử lý ban đầu vết bỏng sẽ nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Sau đây là các bước sơ cứu ban đầu bạn nên làm:
Loại bỏ các dị vật tại vết bỏng
Điều đầu tiên cần làm khi bị bỏng là loại bỏ quần áo tại vết bỏng. Tránh tình trạng quần áo dính vào vết bỏng làm vết bỏng tổn thương sâu hơn, nặng hơn.
Dùng nước sạch để làm mát
Dùng nước sạch dội liên tục vào vết bỏng trong khoảng 15 phút. Làm như vậy sẽ giúp vết bỏng đỡ rát và đau hơn. Nên làm việc này càng sớm càng tốt, không nên để quá 30 phút đầu. Chúng ta không nên sử dụng nước đá để làm mát vết bỏng.
Vệ sinh vết bỏng
Nếu chúng ta không biết cách vệ sinh vết bỏng sẽ rất dễ nhiễm trùng vì vốn dĩ vết thương là vùng da nhạy cảm. Vệ sinh vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc sát khuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý khi bị bỏng không nên dùng các loại sát khuẩn mạnh sẽ làm vết bỏng nặng thêm.
Băng bó vết bỏng
Sau khi vết bỏng được vệ sinh sạch sẽ, dùng băng gạc vô khuẩn băng vết bỏng lại. Lưu ý nên băng nhẹ tay, không nên băng quá chật. Thi thoảng có thể mở băng ra để vết bỏng được thông thoáng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại băng gạc sử dụng để sơ cứu các vết bỏng giúp giảm đau và nhanh liền sẹo.
Trong quá trình sơ cứu thực hiện đúng cách sẽ giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Nếu gặp vết bỏng quá sâu và nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi sơ cứu bỏng bô xe máy
Bô xe máy có nhiệt độ rất cao sẽ gây nên tổn thương sâu vào da, thời gian điều trị kéo dài. Vì vậy việc sơ cứu không đúng sẽ làm vết bỏng nặng thêm, gây nhiều biến chứng nặng nề về sau. Khi sơ cứu bỏng bô các bạn cần lưu ý một số điều sau:
Chườm đá khi bị bỏng có nên không?
Không nên dùng nước đá để làm mát vết bỏng. Nước quá lạnh làm đông cứng các tế bào,co cơ dẫn đến tình trạng bỏng nặng thêm.
Kem đánh răng khi bị bỏng có nên bôi không?
Rất nhiều bạn truyền tai nhau rằng khi bỏng bô xe máy dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng. Đó là quan niệm sai, vì kem đánh răng là loại hóa chất có chứa kiềm, nếu thoa kem đánh răng lên sẽ rất dễ bị bỏng kiềm. Làm vết bỏng tổn thương nặng hơn, quá trình hồi phục vết bỏng lâu hơn.
Không nên chọc vỡ mụn nước
Khi bị bỏng bô xe máy vùng da bỏng sẽ đau, rát và nổi mụn nước. Nhưng chúng ta không nên chọc vỡ mụn nước mà chờ cho nó tự xẹp xuống. Nếu các mụn nước vỡ ra sẽ gây loét vết bỏng, tăng cảm giác đau rát. Nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng tăng cao.
Không nên sử dụng các biện pháp dân gian chưa rõ nguồn gốc
Khi bị bỏng không nên tự tiện đắp các loại thuốc nam khi chưa rõ nguồn gốc. Không bôi các loại mỡ, trứng gà, nước tương, nước mắm….làm tổn thương nặng hơn, dễ gây nhiễm trùng cho vết bỏng. Như vậy vết bỏng rất dễ biến chứng và khó khăn cho việc điều trị về sau. Không dùng nghệ tươi và các sản phẩm có chiết suất từ nghệ. Nhiều bạn thường dùng nghệ tươi để liền sẹo, nhưng dùng nghệ tươi vào vết bỏng sớm sẽ gây thâm da. Khi da bắt đầu lên da non mới là lúc chúng ta cần dùng đến nghệ tươi để liền sẹo.
Những biện pháp khắc phục tình trạng bỏng bô xe máy
Khi bị bỏng rất nhiều bạn chủ quan vì thấy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều. Vết bỏng do bô xe máy rất nguy hiểm nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vì vậy người bệnh nên chăm sóc vết bỏng cẩn thận để tránh tổn thương nghiêm trọng cho làn da.
Vệ sinh sạch sẽ vết bỏng
Việc vệ sinh vết bỏng hàng ngày là điều rất cần thiết. Nếu chúng ta không biết cách vệ sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dùng thuốc sát khuẩn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thay băng gạc hàng ngày để vết bỏng luôn sạch sẽ, khô ráo giúp vết bỏng phục hồi nhanh hơn.
Chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi vết bỏng. Có những thực phẩm nên ăn để tăng khả năng phục hồi và giảm viêm nhiễm. Bên cạnh đó có những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương, tạo nên sẹo lồi. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn khi bị bỏng:
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Sữa, phô mai, trứng, các loại cá, yến mạch,….
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau củ quả tươi, cam, quýt, bưởi, cà rốt….
- Thực phẩm chứa kẽm: Tôm, cua, ốc, hào,…
Những thực phẩm không nên ăn như: Thịt bò, rau muống, đồ nếp,…..
Vận động hợp lý
Với trường hợp bỏng bô xe máy nhẹ: Nên vận động nhẹ nhàng, đúng cách trong quá trình điều trị có tác dụng giúp vết thương mau lành.
Với trường hợp bỏng bô xe máy nặng: Nên nằm tại chỗ, hạn chế đi lại trong 48 giờ đầu. Sau 48 giờ người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, đi lại quanh phòng bệnh.
Khi nào nên dùng gel ngừa và trị sẹo?
Khi da bắt đầu lên da non là thời điểm tốt nhất để chúng ta dùng gel ngừa và trị sẹo. Đây là thời điểm vàng để giảm tối đa nguy cơ hình thành sẹo.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gel trị sẹo. Việc lựa chọn một sản phẩm an toàn và hiệu quả là điều mà nhiều bạn quan tâm. Vậy nên bạn cần tìm địa chỉ tin cậy để mua sản phẩm.
Với những vết bỏng nhẹ khi tự điều trị tại nhà mà có các hiện tượng dịch có mùi hôi, sưng đỏ, vết bỏng lan rộng cần đến ngay cơ sở y tế. Nếu để tình trang bệnh như vậy kéo dài dễ dẫn tới vết bỏng bị hoại tử.