Trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bỏng. Có thể do lửa, nước sôi, nhiệt độ cao hay hơi nóng…Nhiều người cũng nghĩ rằng bỏng hơi không nguy hiểm bằng các loại bỏng khác, nhưng thực tế bỏng hơi đem lại hậu quả rất nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vậy bỏng hơi nguy hiểm như thế nào? Khi bị bỏng hơi nên làm gì? Để có những thông tin cần thiết, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bỏng hơi là gì?
Bỏng hơi là một dạng tổn thương thường hay gặp phải do hơi nước ở nhiệt độ cao gây ra. Đây chính là một nguyên nhân khiến cho vùng da của bạn bị bỏng tổn thương nghiêm trọng. Các tế bào xung quanh vết bỏng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc chết đi.
Những người bị bỏng luôn có cảm giác nóng rát và khó chịu tại vùng da bị tổn thương. Nếu bỏng hơi không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, nhiễm trùng là biến chứng xảy ra nhiều và gây nguy hiểm cho nhiều người. Chính vì vậy, bỏng hơi nên làm gì là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bỏng hơi
Trong cuộc sống hàng ngày, tình trạng bỏng hơi có thể xảy ra bất cứ khi nào do sự chủ quan và bất cẩn của bạn. Khi chúng ta vô tình tiếp xúc với ấm nước hoặc nồi cơm điện đang sôi, xì hơi nồi áp suất không đúng cách…đều dẫn đến nguy cơ bị bỏng hơi.
Trẻ em là những người thường hay bị bỏng hơi nhất, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi nhỏ từ 1 tuổi đến 6 tuổi. Vì ở độ tuổi này trẻ rất tò mò, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh mình. Trong khi đó mức độ hiểu biết về sự nguy hiểm của trẻ còn rất hạn chế.
Cách nhận biết các tình trạng bỏng hơi
Khi bị bỏng hơi, bộ phận đầu tiên trên cơ thể bị tổn thương là da, tiếp đến là phần cơ bên trong. Nếu bỏng nặng có thể ảnh hưởng đến cả mạch máu và lớp xương. Mức độ bỏng càng nhẹ thì khả năng phục hồi lại tình trạng da trước khi bị bỏng càng cao. Nếu bỏng quá nặng, mức độ tổn thương sâu, rất khó để khôi phục lại da như ban đầu. Nhất là khi phần bỏng bị nhiễm trùng hoặc hoại tử.
Để có cách xử lý “bỏng hơi nên làm gì” thì bất kể người bệnh nào cũng cần xác định được các mức độ của tình trạng bỏng. Theo độ sâu tổn thương của vết bỏng thì bỏng hơi có thể chia thành 3 cấp độ cho mọi người dễ nhận biết như sau:
Bỏng hơi cấp độ 1: Hơi nóng chỉ gây ra tổn thương cho bề mặt da ngoài cùng do thời gian tiếp xúc với hơi nóng khá nhanh. Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, da chỉ bị ửng đỏ và đau rát trong thời gian đầu sau khi tiếp xúc với hơi nóng. Vết bỏng sẽ tự lành lại sau khoảng 3 ngày mà không cần bôi bất cứ loại thuốc nào. Tuy nhiên, vết bỏng này vẫn có thể để lại vết thâm trên da tùy vào cơ địa của mỗi người.
Bỏng hơi cấp độ 2: Hơi nóng gây tổn thương đến cả phần biểu bì da, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến phần mô và cơ bên trong. Nếu được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách thì sau 1 tuần đến 4 tuần vết bỏng sẽ nhanh chóng lành lại.
Bỏng hơi cấp độ 3: Ở cấp độ này, mức độ tổn thương ăn sâu hơn vào các phần mô tế bào bên trong do thời gian tiếp xúc với hơi nóng lâu. Khi bị bỏng ở cấp độ 3, cần phải chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh vết bỏng bị nặng hơn dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại tử. Nếu được điều trị tốt, vết bỏng sẽ lành lại sau 3 tháng đến 6 tháng.
Tác hại do bỏng hơi gây ra
Nhiều người thường cho rằng vết bỏng hơi không nghiêm trọng như bỏng lửa, bỏng nước sôi. Tuy nhiên, khi bị bỏng hơi bạn cũng sẽ phải đối mặt với một số tác hại vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe như sau:
- Bỏng hơi gây ra cảm giác đau đớn, nóng rát khó chịu cho bạn. Vết bỏng càng lớn, mức độ bỏng càng sâu thì càng đau rát khó chịu hơn, việc này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Thậm chí, có nhiều người phải dùng đến thuốc giảm đau để làm giảm bớt đau đớn do vết bỏng gây ra.
- Bên cạnh đó, những vết bỏng hơi dù nhẹ hay nặng vẫn có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Trong trường hợp vết bỏng bị phồng nước sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do túi nước phồng rất vướng víu, dễ bị vỡ ra và để lại sẹo. Vì vậy, trong trường hợp vết bỏng bị phồng nước, người bệnh cần hạn chế vận động 3 tuần đến 4 tuần để vết bỏng có thể lành lại.
- Nếu bỏng nặng ở cấp độ 3, mức độ tổn thương ăn sâu vào phần mô tế bào. Việc này có thể gây ra nhiễm trùng, hoại tử vết bỏng, làm mất chức năng của một bộ phận nào đó trong cơ thể.
Cách chữa trị bỏng hơi
Vì bỏng hơi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thẩm mỹ như vậy, nên khi bị bỏng hơi nên làm gì cho đúng là việc mà ai cũng cần phải biết. Dưới đây là các bước để người bệnh có thể xử lý khi bị bỏng hơi:
Bước 1: Làm mát vết bỏng hơi
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị bỏng là tránh xa nguồn nhiệt và làm mát vết bỏng càng sớm càng tốt. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh trong thời gian từ 15 đến 20 phút để giảm đau rát do bỏng hơi gây ra. Việc làm này còn giúp giảm mức độ bỏng, hạn chế những tổn thương sâu hơn vào bên trong.
Dùng nước lạnh để làm mát vết bỏng hơi
Bước 2: Vệ sinh đúng cách cho vết bỏng, tránh bị nhiễm trùng
Sau khi ngâm vết bỏng hơi trong nước lạnh bạn cần dùng nước muối sinh lý để rửa lại, sau đó thấm khô bằng khăn mềm để tránh nguy cơ vết bỏng bị viêm nhiễm. Việc quan trọng nhất là bạn phải luôn giữ cho vết bỏng sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Bước 3: Theo dõi vết bỏng hơi
Bạn cần theo dõi vết bỏng thường xuyên trong quá trình chăm sóc để phát hiện kịp thời các dấu hiệu làm vết bỏng nặng hơn như nhiễm trùng, hoại tử. Nếu phát hiện các dấu hiệu làm cho tình trạng vết bỏng nghiêm trọng hơn thì nên đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Tất cả các phương pháp trị sẹo bỏng cực hiệu quả
Những lưu ý khi sơ cứu và chăm sóc vết bỏng
Khi “bị bỏng hơi nên làm gì” không phải là một câu hỏi khó. Thế nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn và có cách xử lý chưa đúng. Chúng ta không nên sử dụng nước đá để ngâm vết bỏng của mình. Vì vùng da ở vết bỏng tiếp xúc đột ngột với nước đá lạnh sẽ làm các mạch máu co thắt, làm vết bỏng trở nên nặng hơn, thậm chí có thể bị hoại tử. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải trong quá trình sơ cứu cho người bị bỏng hơi.
Không nên tự ý áp dụng các phương pháp chữa bỏng truyền miệng trong dân gian, trái với khoa học như bôi nước mắm, bôi kem đánh răng đắp các loại củ chuối hay củ ráy,… lên vết bỏng. Bởi vì, những phương pháp này không giúp tình trạng bỏng giảm bớt mà ngược lại nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm cho quá trình điều trị vết bỏng khó khăn hơn.
Để tránh nhiễm trùng vết bỏng, bạn không nên chọc vỡ các bọng nước. Khi bị bỏng hơi phần da bị bỏng sẽ bị phồng rộp và xuất hiện các bọng nước, đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu bạn chọc vỡ các bọng nước này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Hãy chăm sóc thật cẩn thận để các bọng nước tự xẹp xuống hoặc tự vỡ ra.
Mặc dù bỏng hơi không không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó vẫn để lại những hậu quả nghiêm trọng như sẹo thâm, nhiễm trùng hay thậm chí là hoại tử nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách xử lý “bỏng hơi nên làm gì” để đưa ra phương pháp chữa trị bỏng hơi hiệu quả, tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.