Trứng vịt lộn là một trong những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Thế nhưng, nhiều người cho rằng không nên sử dụng trứng vịt lộn khi bị bỏng. Vậy bị bỏng ăn trứng vịt lộn có được không? Để giả đáp những băn khoăn của mình. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin của bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thành phần dinh dưỡng mà trứng vịt lộn mang đến
Trứng vịt lộn mang không chỉ là một món ăn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Đây còn là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau như protein, vitamin, chất béo, khoáng chất,..
Trong 100 gram trứng vịt lộn có các thành phần dinh dưỡng sau đây:
- Giá trị dinh dưỡng chiếm 182 kcal
- Protein (đạm): 13,6 gram
- Tinh bột chiếm 4 gram
- Thành phần Tro: 3 gram
- Canxi: 82 gram
- Sắt: 3mg
- Nước: 66,1 gram
- Cholesterol: 600mg
- Chất béo: 12, 4 gram
- Carotin: 435 mcg
- Phốt pho: 212mg
- Vitamin C: 3mg
- Vitamin A: 875 mcg
- Vitamin B1: 100 mcg
- Vitamin B2: 300 mcg
- Vitamin PP: 800mg
Có thể thấy trứng vịt lộn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Chính vì vậy, đây là một món ăn bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể rất phổ biến hiện nay.
Nhu cầu về dinh dưỡng cho người bị bỏng
Nếu như một người bình thường, nhu cầu chuyển hóa năng lượng là 100% thì với những người bị bỏng, mức chuyển hóa sẽ cao hơn rất nhiều. Theo các bác sĩ chuyên khoa phân tích, mức độ chuyển hóa năng lượng của những người bị bỏng lên đến 200%. Mức độ này tỉ lệ thuận với lượng vi khuẩn trong những vùng bị tổn thương do vết bỏng gây nên.
- Nhu cầu về năng lượng cho người bị bỏng: Với những người gặp phải tình trạng bỏng nặng thì nhu cầu năng lượng của họ cần cung cấp thông qua chế độ ăn hàng ngày lên đến 3000 – 6000 kcal
- Nhu cầu cung cấp protein: Trong quá trình bị bỏng, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ protein. Quá trình này sẽ giúp người bệnh nhanh liền những tổn thương và tăng lượng bạch cầu trong máu. Đồng thời, tổng hợp protein cũng sẽ chống nhiễm khuẩn rất tốt. Người bệnh có thể tính được lượng protein cần được bổ sung qua thức ăn hàng ngày theo gợi ý của các chuyên gia. Bởi nhu cầu về protein sẽ chiếm 20 đến 25% nhu cầu về năng lượng trong cơ thể mỗi người.
- Nhu cầu cung cấp lipid: Nhu cầu cung cấp lipid sẽ rơi vào khoảng 25 – 30% năng lượng từ thức ăn hàng ngày.
- Nhu cầu về glucid: Nhu cầu bổ sung glucid rơi vào khoảng 50 – 55% năng lượng do đồ ăn cung cấp cho cơ thể.
- Vitamin: Vitamin rất cần thiết cho những người bị bỏng. Không chỉ bổ sung vitamin C mà vitamin A cũng cần được bổ sung nhiều.
- Khoáng chất cần thiết khi bị bỏng: Khoáng chất sẽ giúp bạn nhanh chóng lành vết thương. Chính vì thế, nhu cầu về khoáng chất cần được đáp ứng đầy đủ khi bạn gặp các vấn đề do bỏng gây nên.
Để vết bỏng của bạn nhanh chóng khỏi, hãy bổ sung thật nhiều thực phẩm bổ dưỡng nhằm giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
Bị bỏng ăn trứng vịt lộn được không?
Nhiều ý kiến cho rằng, trứng vịt lộn hay các loại trứng khác sẽ khiến vùng da của bạn bị sậm hơn. Thậm chí là chuyển sang màu khác. Thế nhưng, các bác sĩ chuyên khoa đã chứng minh không có bất kỳ khác thường gì khi sử dụng với người bị bỏng.
Trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, cao hơn so với các loại thịt thông thường. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng trứng vịt lộn khi bị bỏng để vết thương của mình nhanh chóng lành lại hơn.
Trứng vịt lộn cũng sẽ không mang đến nguy cơ bị sẹo sẫm màu hay khác màu. Bởi chỉ khi vết bỏng của bạn bị tổn thương sâu hoặc mất đi lớp da bên ngoài bảo vệ thì mới là nguyên nhân khiến da tại vị trí bỏng bị sẫm màu. Chính vì vậy, trứng vịt lộn là một loại thực phẩm cần thiết dành cho những người bị bỏng.
Tuy nhiên, không chỉ riêng người bệnh mà cả những người khỏe mạnh đều không nên ăn nhiều và thường xuyên. Với đặc tính giàu cholesterol máu nên trứng vịt lộn sẽ ảnh hưởng đến mạch máu nếu bạn sử dụng quá nhiều.
Đọc thêm: Bỏng bô bôi mỡ trăn được không?
Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn
“Bị bỏng ăn trứng vịt lộn được không” không còn là nỗi lo của bạn.Bởi trứng vịt lộn rất tốt đối với những người bị bỏng. Thế nhưng cần sử dụng như thế nào để tốt nhất cho vết bỏng thì không phải ai cũng biết. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau để vết bỏng nhanh lành nhé:
- Điều quan trọng đầu tiên chính là người bệnh cần nắm rõ cấp độ bỏng của mình. Bởi khi đó, bạn mới có thể tính toán được giá trị cần thiết để chữa lành vết bỏng. Khi bạn bị bỏng ở cấp độ 1 thì số lượng trứng chỉ nên ăn 2 – 3 quả trong một tuần.
- Khi luộc trứng, các bạn không nên luộc quá lâu, khiến trứng bị chín quá. Chỉ nên luộc chín tới để các enzyme trong trứng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao.
- Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng để có nhiều năng lượng cho cả ngày. Tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối bởi thành phần dinh dưỡng trong trứng gây ra tình trạng khó tiêu.
- Khuyến khích sử dụng gừng và rau răm để ăn cùng trứng nhằm cân bằng âm dương trong cơ thể bạn
- Nếu thấy da bị bong tróc hoặc vàng da thì có thể bạn đã thừa vitamin A. hãy điều chỉnh lại chế độ ăn để vết bỏng nhanh lành và không để lại sẹo nhé.
Xem thêm: Bị bỏng cồn nên làm gì?
Chăm sóc vết bỏng như thế nào để nhanh lành
Không chỉ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng mà việc chăm sóc các vết bỏng đúng cách cũng sẽ giúp vết bỏng nhanh chóng lành lại hơn. Vì vậy, bạn cần chăm sóc vết bỏng của mình như thế nào?
Xả nước và chườm mát
Ngay sau khi bị bỏng, vết bỏng cần được làm mát ngay dưới vòi nước sạch. Người bệnh có thể trực tiếp xả dưới vòi nước nhằm giảm cảm giác đau rát và dịu da. Tuyệt đối không chườm đá khi bị bỏng. Vì nhiệt độ của đá có thể gây nên tình trạng đông cứng tế bào, mạch máy bị co và dễ xảy ra trường hợp hoại tử vết bỏng.
Vệ sinh vết bỏng sạch sẽ
Người bệnh cần được vệ sinh vết bỏng 2 đến 2 lần một ngày bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để lấy đi hết tất cả bụi bẩn hay tế bào chết. Người bệnh cần chú ý khi rửa vết bỏng. Bạn có thể rửa vết bỏng của mình theo chiều từ trên xuống dưới hay từ trong ra ngoài.
Đọc thêm: Sẹo bỏng dầu ăn chữa thế nào?
Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn trả lời những thắc mắc “bị bỏng ăn trứng vịt lộn được không” và chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho người bị bỏng. Hy vọng với những lý giải trên, người bệnh sẽ có thêm nhiều kiến thức khi lựa chọn thực phẩm phù hợp cho vết bỏng của chính mình.