Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm. Đây là một bệnh lành tính nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời rất dễ gây tổn thương da và lan rộng ra toàn thân. Vậy bệnh ghẻ phỏng hình thành do đâu, cũng như cách điều trị như thế nào? Để giải đáp được các thắc mắc trên mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục
1. Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ là bệnh gì?
Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh ở mức độ nhẹ và chỉ xảy ra ở ngoài da. Bệnh do vi khuẩn hình cầu gây lên, có khả năng lây lan trên cùng một thể bệnh hoặc lây sang những người bệnh khác.
2. Nguyên nhân gây lên bệnh ghẻ phỏng ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây lên bệnh ghẻ phỏng chủ yếu do vi khuẩn hình cầu lên. Ngoài nguyên nhân trên còn có một số yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình cầu tấn công vào da như:
- Móng tay dài có đất, cát, bùn ở trong móng tay, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau đó, các vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào các vết trầy xước hoặc thông qua các vết thương hở để đi vào cơ thể.
- Bệnh lây lan từ những nguồn lây nhiễm như nhà trẻ, trường học.
- Mùa hè nắng nóng, khí hậu ẩm là một điều kiện thuận lợi để dịch phát triển thành bệnh.
- Bệnh lây lan từ những vật nuôi trong nhà như: chó, mèo,…
- Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân hoặc đồ chơi có thể khiến cho bệnh ghẻ phỏng ở trẻ lây lan.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ – Nguyên nhân và cách chữa trị.
3. Triệu chứng khi trẻ bị ghẻ phỏng
Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh lý về da và có khả năng lây lan sang những vùng da khác. Mặc dù, sau khi khỏi bệnh mụn cũng không để lại sẹo nhưng nếu bệnh kéo dài có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp cho bé. Do đó, khi con có những triệu chứng sau, mẹ nên có biện pháp điều trị cho con phù hợp:
- Vùng da có vi khuẩn xâm nhập hình thành những vệt đỏ, kèm theo hiện tượng sưng nhẹ và viêm.
- Trên bề mặt da xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước khác nhau, mụn có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành chùm nối lại với nhau. Bên trong mụn có chứa nhiều dịch màu trắng đục.
- Với những mụn mọc đơn, chúng sẽ có bờ rõ ràng. Còn những mụn mọc thành chùm hoặc mọc gần nhau, chúng sẽ dính lại với nhau và tạo thành bọng nước lớn.
- Khi mụn bị vỡ ra, bọng nước có dấu hiệu bị rỉ dịch. Sau đó, khô lại và đóng vảy, có dịch vàng và hơi cứng trên bề mặt da.
- Trong dịch tiết của bọng nước có chứa nhiều vi khuẩn nên khi dịch tiết dính vào những vùng da lành trên cơ thể hoặc dính lên da của người khác. Vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển thành những vệt đỏ và bọng nước mới.
Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có nguy hiểm không?
4. Cách điều trị bệnh ghẻ phỏng
4.1. Điều trị bệnh ghẻ bằng các phương pháp dân gian
Dùng lá mơ chữa ghẻ phỏng cho bé: trong lá mơ có chứa nhiều alcaloid có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn hoạt động hiệu quả, giảm nhiễm trùng da và viêm loét hiệu quả. Ngoài ra, lá mơ còn có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nên có thể thúc đẩy quá trình tái tạo vết thương nhanh, tăng cường sức đề kháng cho con.
Cách thực hiện như sau:
- Mẹ lấy một nắm lá mơ còn tươi, không bị dập, úa, đem vò nát, vắt lấy nước.
- Mẹ vệ sinh sạch sẽ vùng da con bị ghẻ phỏng. Sau đó, dùng tăm bông thấm nước lá mơ chấm vào những vùng da con bị ghẻ phỏng.
- Mẹ chỉ cần thực hiện 1 -2 lần/ngày và kiên trì thực hiện 5 – 7 ngày, giúp tình trạng bệnh của con thuyên giảm rõ rệt.
Dùng lá đào chữa ghẻ phỏng cho trẻ: theo Đông y, lá đào có tính bình, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cầm máu, giảm ngứa, sát trùng và làm lành vết thương hiệu quả nên có thể chữa ghẻ phòng rất hiệu quả.
Có hai cách cải thiện tình trạng ghẻ phỏng bằng lá đào là đắp thuốc và nấu nước tắm, mà mẹ có thể thực hiện cho con.
Cách 1: dùng lá đào đắp lên vùng da bị ghẻ phỏng:
- Mẹ lấy một nắm lá đào, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Rửa sạch cối, chày, cho lá đào vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Mẹ vệ sinh vùng da con bị ghẻ phỏng sạch sẽ, sau đó lấy tăm bông thấm nước cốt lá đào bôi lên vùng da bị ghẻ phỏng.
- Đắp được 30 phút dùng nước ấm vệ sinh lại da, mẹ có thể thực hiện cho con 1-2 lần/ngày.
Cách 2: Đun nước lá đào để tắm cho con
- Mẹ chuẩn bị 50 gram lá mơ, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Sau đó, ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút, vớt ra để khô nước.
- Cho lá đào vào nồi đun sôi với 2 lít, nước sôi vặn nhỏ lửa đun tiếp tầm 5 – 7 phút thì tắt bếp, để các dưỡng chất trong lá mơ ngấm vào nước.
- Đợi nước nguội thêm một chút, chắc lấy nước đổ ra thau pha thêm nước mát sạch, sao cho nhiệt độ nước phù hợp để tắm cho con.
- Mẹ dùng nước trên tắm cho con như bình thường. Trong quá trình tắm, mẹ cần lưu ý tắm một cách nhẹ nhàng để không làm vỡ những mụn ghẻ phỏng trên da của con.
- Tắm xong, bạn tráng lại cho con với nước ấm. Dùng khăn mềm lau khô người, mặc quần áo chất cotton thấm hút mồ hôi, rộng, thoáng mát cho con.
4.2. Điều trị bệnh ghẻ phỏng bằng thuốc tây
Trong trường hợp con bị ghẻ phỏng nặng, vùng da bị ảnh hưởng rộng, áp dụng các mẹo trị bệnh tự nhiên không khỏi. Mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ kê đơn điều trị. Tùy theo mức độ bệnh và các triệu chứng gặp phải, bác sĩ chỉ định thuốc bôi hoặc thuốc uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây lên bệnh, giảm ngứa và chống viêm nhiễm cho con.
Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh da liễu rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Hi vọng, bài viết cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ có thể nhận biết được bệnh ghẻ phỏng ở trẻ, cũng như cách chữa bệnh ghẻ phỏng cho bé. Chúc bé luôn luôn khỏe mạnh!