Làm mát làn da của bé bằng các loại nước lá tắm là cách trị rôm sảy an toàn và nhanh chóng mà mẹ có thể áp dụng tại nhà. Nhưng, cụ thể khi bé bị rôm sảy thì nên tắm lá gì cho hiệu quả? Mời các mẹ cùng Tinsuckhoe.org “giải mã” thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Bé bị rôm sảy tắm gì?
Dưới đây là 8 loại lá tắm tự nhiên từ lâu đã được dân gian lưu truyền và áp dụng vào nấu nước tắm cho trẻ nhỏ nhằm điều trị rôm sảy, nổi mẩn đỏ, ngứa.
1.1. Lá tía tô
Theo Đông y, tía tô là một loại lá tính ấm, có mùi thơm, vị cay nhẹ, có tác dụng sát trùng vết thương, giải độc, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động thoát mồ hôi ra từ các lỗ chân lông, thường được dùng để trị ho, mẩn ngứa, mề đay…
Tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá tía tô khi tắm cho bé
Đối với trẻ sơ sinh và em bé, lá tía tô được cho là có khả năng :
- Điều trị bệnh rôm sảy, mẩn ngứa do thời tiết.
- Làm giảm ngứa ngáy và khó chịu cho bé do rôm sảy, hăm tã.
- Giảm sốt.
- Hỗ trợ điều trị chàm sữa
Cách dùng lá tía tô tắm cho bé điều trị rôm sảy:
- Lấy khoảng 150g – 200g lá tía tô tươi. Đem rửa sạch sau đó mang ngâm với nước ấm pha muỗi loãng thêm 20 phút.
- Vớt lá tía tô và cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước sạch.
- Khi nồi sôi hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút để các tinh dầu và dưỡng chất trong lá tía tô phai ra với nước.
- Lọc bỏ bã lá. Chắc lấy nước cốt lá tía tô và hòa thêm nước để có được nước ấm.
- Dùng nước lá tía tô cho trẻ ngâm mình và tắm.
- Áp dụng 2 – 3 lần/tuần trong khoảng 8 tuần sẽ thấy chứng rôm sảy cải thiện đáng kể.
1.2. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm là cây lá dân gian có nhiều tác dụng tốt với cả trẻ sơ sinh đặc biệt là em bé bị rôm sảy.
Là loại lá có tính mát, có khả năng giải nhiệt cơ thể tốt nên dùng lá dâu tằm đun nước tắm thường xuyên có thể giúp bé mát da hơn, các vùng da bị rôm sảy đỡ nót rát, giảm sưng đỏ giúp hỗ trợ chữa trị chứng rôm sảy hiệu quả. Bên cạnh đó, lá dâu tằm cũng được biết đến là loại lá lành tính, ít gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Cách nấu nước lá dâu tằm tắm cho trẻ bị rôm sảy:
- Các mẹ ngắt hái khoảng 200g lá dâu tằm. Nên chọn loại lá non hoặc lá vừa. Không nên chọn lá quá già.
- Rửa sạch rồi cho vào đun cùng 2lit nước sạch. Đến khi nồi sôi thì đun thêm 5 phút và tắt bếp.
- Chắt nước lá dâu tằm hòa thêm nước lạnh để thu về nước ấm. Dùng nước này để bé ngâm mình và tắm khoảng 20 phút.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh được cải thiện.
1.3. Lá chè xanh
Lá chè xanh là loại lá có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm vết thương, thúc đẩy sự tái tạo da với và tăng cường khả năng miễn dịch cho làn da nhờ có chứa các thành phần có lợi như: flavonoid, saponin triterpen, caffeine, tanine, quercetin, tinh dầu, acid ascorbic (vitamin C), riboflavin (vitamin B), carotene…
Theo Y học cổ truyền, lá chè xanh mang tính hàn, vị ngọt chát, không độc, đi vào các tâm, can, tỳ, phế, thận; có khả năng thanh nhiệt giải độc cơ thể, sát khuẩn vùng da rôm sảy ở trẻ nhỏ rất tốt.
Cách nấu nước chè xanh tắm cho bé bị rôm sảy:
- Lấy 1 nắm chè tươi, chỉ nên lấy búp hoặc lá non. Rửa sạch.
- Cho lá chè tươi vào đun với 2 lit nước sạch + ½ muỗng cafe muối tinh.
- Đến khi nồi sủi thì đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Sau đó tiến hành pha nước lá chè xanh tắm cho bé.
- Thực hiện liên tục khoảng 5 – 7 hôm và cảm nhận hiệu quả.
1.4. Lá khế
Lá khế là loại lá có vị chua chát, mang tính mát nên có khả năng tản nhiệt, giúp điều trị các chứng ngứa, phát ban, nóng trong, mụn nhọt, nổi mề đay và đặc biệt là chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Hướng dẫn dùng lá khế tắm cho trẻ bị rôm sảy:
- Tuốt khoảng 200g lá khế rồi rửa sạch. Vớt để lá ráo nước.
- Cho lá khế vào giã nát, sau đó dùng mảnh vải sạch chắt lấy nước cốt lá khế, bỏ bã.
- Tiếp tục hòa một chậu nước ấm sạch rồi đổ nước cốt lá khế vào chậu, hòa đều.
- Dùng nước này cho trẻ ngâm mình và tắm.
- Thực hiện liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng rôm sảy được cải thiện.
1.5. Lá kinh giới
Lá kinh giới có thành phần hóa học chính là các chất menthol racemic, d-menthol và một lượng nhỏ d-limonene (chứa trong tinh dầu lá kinh giới) có khả năng giảm đau, kháng viêm đồng thời làm mát các vùng da bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh; giúp cầm máu nhanh các vết thương hở ngoài da, làm se miệng vết thương hở hiệu quả.
Theo Đông y, lá kinh giới là vị thuốc đi vào can, phế nên có tác dụng tốt với việc làm mát gan và phổi.
Hướng dẫn cách dùng lá kinh giới trị rôm sảy cho trẻ nhỏ:
- Lấy 200g lá kinh giới (nên bỏ hết cẳng), rửa sạch rồi cho vào đun với 2lit nước sạch.
- Nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Gạn bỏ lá, rồi pha nước cốt lá kinh giới thành nước tắm. Sau đó dùng nước ngâm mình và tắm cho em bé.
- Thực hiện liên tục trong 5 ngày liên tiếp sẽ thấy vùng da rôm sảy của bé giảm sưng đỏ và bớt ngứa đáng kể.
1.6. Lá trầu không
Nghiên cứu của Tiến sĩ Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cance cho thấy trong lá trầu không có chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn như: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol… cùng tinh dầu trầu không (có chứa 2 loại phenol: betel-phenol và chavicol) .
Cũng theo nghiên cứu, nhờ chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn nên lá trầu không có khả năng sát khuẩn chống viêm nhiễm vết thương, làm dịu mát, giảm ngứa và làm lành vết thương hở trên vùng da rôm sảy ở trẻ nhỏ hoặc trên cơ thể người lớn.
Cách dùng lá trầu không điều trị rôm sảy ở em bé sơ sinh:
- Dùng 100g lá trầu không tươi rửa sạch.
- Cho lá trầu không vào đun với 1,5 lit nước.
- Nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp.
- Tiến hành loại bỏ bã trầu không rồi pha nước tắm cho em bé.
- Đun lá trầu không tắm cho bé 1 lần/ngày. Thực hiện liên tục 4 – 5 ngày sẽ và theo hỏi sự biến chuyển của vùng da rôm sảy.
1.7. Cỏ mần trầu
Theo Y học hiện đại, trong cỏ mần trầu có chứa các hoạt chất flavonoid, phenol, steroid, saponin, tanin, alkaloid,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng một số loại nấm thường gặp xâm nhập và da gây viêm da (đặc biệt là ở làn da của trẻ nhỏ).
Theo Y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt tiêu viêm, cầm máu và giúp ra mồ hôi tốt hơn; có khả năng điều trị hăm tã, rôm sảy ở trẻ nhỏ; giúp làm đen tóc, mượt tóc và tóc mọc dày hơn ở cả trẻ nhỏ và người lớn.
Cách dùng cỏ mần trầu chữa trị rôm sảy cho trẻ:
Chuẩn bị 200g cỏ mần trầu (nên cắt bỏ rễ để tránh sạn), rửa sạch. Sau đó cho vào nồi đun với 2 lit nước. Hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút để các chất trong cỏ mần trầu phai ra với nước thì tắt bếp. Tiến hành pha nước cỏ mần trầu và tắm cho bé như bình thường.
Thực hiện liên tục 5 – 7 ngày, mỗi ngày tắm 1 lần sẽ thấy chứng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giảm đáng kể.
1.8. Mướp đắng (khổ qua)
Dùng mướp đắng tắm cho bé giúp mát da, xua tan rôm sảy, mụn nhọt.
Mướp đắng là nguyên liệu khác biệt nhất trong danh sách các loại lá tắm điều trị rôm sảy ở trẻ. Có nhiều nơi dùng lá mướp đắng đun nước tắm cho trẻ. Nhưng trên thực tế thì việc sử dụng quả mướp đắng đun nước đơn giản hơn và hiệu quả cũng tốt hơn.
Các thành phần chính trong quả mướp đắng như b-sitosterol-b-D-glucoside, charantin, saponin, adenine, beatin, vitamin B1, vitamin C, acaloid, momordicin, dầu, chất đắng, carotene… Đây đều là các chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm ở vùng da bị rôm sảy, đồng thời làm săn se các nốt mụn li ti; làm giảm đỏ giúp chữa trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Cách làm:
- Lấy 2 – 3 quả mướp đắng tươi. Thái lọc bỏ ruột, sau đó thái thành từng miếng mỏng.
- Cho toàn bộ mướp đắng vừa thái vào đun với 2 lit nước sạch. Nồi sôi thì đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ bã và pha nước tắm cho bé.
- Thực hiện 1 lần/ngày. Sau 4 ngày sẽ thấy vùng da bị rôm sảy chuyển biến tốt rõ rệt.
Đọc thêm: Tắm trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ tốt không?
2. Dùng lá tắm cho bé bị rôm sảy cần lưu ý điều gì?
- Mẹ cần tìm những địa chỉ uy tín để mua lá tắm chất lượng cho bé, tránh chọn phải những loại có thuốc bảo vệ thực vật hay nhiều tạp chất.
- Không đun lá tắm cho bé khi rôm sảy ở trường hợp nặng, đã bị mưng mủ, nhiễm khuẩn, viêm nặng.
- Chỉ nên đun lá tắm khi bé bị rôm sảy dạng nhẹ.
- Vì là các loại lá cây dân gian lành tính nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất đinh (số ít) em bé bị kích ứng da, không hợp. Vì vậy, mẹ nên test thử nước lá tắm vào 1 vùng da của trẻ để kiểm tra xem da bé có bị kích ứng khi tắm nước lá hay không? Nếu bị kích ứng thì cần ngừng ngay lập tức.
- Nên tắm tráng lại cho bé sau khi tắm nước lá nhằm tránh cặn lá bị sót dính vào người khiến bé khó chịu.
- Pha nước tắm với nhiệt độ vừa tầm, không pha quá nóng hoặc quá lạnh vì nó đều ảnh hưởng không tốt cho bé.
- Cho bé đi khám bác sĩ da liễu lập tức trong trường hợp rôm sảy không khỏi và biến chuyển nặng hơn.
Trên đây là 8 loại lá tắm và cách dùng giúp điều trị rôm sảy ở trẻ mà Tinsuckhoe.org muốn giới thiệu đến các mẹ. Chúc bé yêu của các mẹ sớm khỏi rôm sảy và luôn khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.
Tham khảo từ: Hướng dẫn cách tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh – Fonscare.vn