Viêm da cơ địa là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm da cơ địa và cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa ở trẻ hay còn được gọi là bệnh chàm sữa. Đây là bệnh lý về da và thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và có thể tái phát nhiều lần, tồn tại lâu dài nếu bạn không điều trị dứt điểm. Trẻ bị viêm da cơ địa thường có biểu hiện như da khô, phát ban đỏ trên mặt, trên da đầu, chân, tay, vùng sau tai hoặc cả cơ thể, khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh có thể tái phát nhiều lần khi thời tiết oi nóng hoặc lúc thời tiết giao mùa.
2. Triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa
Triệu chứng của bé bị viêm da cơ địa rất đa dạng, mỗi bé có một cơ địa khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau gồm:
- Trẻ mới sinh được khoảng 3 tuần bị viêm da cơ địa sẽ có triệu chứng bùng phát các mụn đỏ trên da mặt, trán, má gây ra hiện tượng ngứa cho bé..
- Có biểu hiện sưng ra các hạch lân cận, trẻ có cảm giác đau và ngứa ngáy.
- Các vùng da bị tổn thương do bị viêm da có đại thường hay gặp ở da mặt, cổ, chân tay, thân mình. Phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt của bé.
- Những vùng da bị tổn thương xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti hoặc xuất hiện những mụn mủ và có hiện tượng đóng vảy, chảy dịch vàng.
- Sau một thời gian da sẽ bị khô ráp, bong tróc, đỏ hơn và có hiện tượng lan ra những vùng da bên cạnh.
3. Nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm da cơ địa
Một làn da khỏe mạnh có thể giữ được độ ẩm và bảo vệ bé tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn, chất kích thích và chất gây dị ứng. Khi bé bị viêm da cơ địa có thể khiến cho da của con trở lên nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi những tác nhân từ môi trường, chất gây dị ứng, chất gây kích thích.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Do yếu tố di truyền: nếu gia đình bạn có người bị viêm da cơ địa thì trẻ có khả năng bị mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nếu trẻ mắc một số bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, … thì tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa cũng cao hơn so với những bé khác.
- Chất tẩy rửa mạnh: làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn mỏng manh và yếu hơn da của người lớn. Vì vậy, các sản phẩm có thành phần chất tẩy rửa mạnh như nước rửa chén, nước giặt, xà phòng tắm, nước lau nhà … có thể khiến cho da bé bị viêm da hoặc dị ứng.
- Các hóa chất tạo mùi hương: các chất tạo mùi hương thường là các chất hóa học có trong các sản phẩm có độ tẩy rửa mạnh như: chlorine, amoniac…khiến cho da của bé có thể bị dị ứng hoặc viêm khi tiếp xúc.
- Do môi trường bị ô nhiễm: việc bé phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói bụi cũng có thể khiến cho da của bé bị kích ứng.
- Do dị ứng với các tác nhân ở trong nhà bạn: da của bé có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với một số tác nhân sau: lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn hoặc không khí trong nhà bị ô nhiễm,… Chính vì vậy, cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa một cách thường xuyên, sạch sẽ để bảo vệ làn da của bé.
- Dị ứng thực phẩm: thực phẩm cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Một số thực phẩm hay gây dị ứng cho bé như: hải sản, trứng, cá,…
- Nóng: thời tiết nóng, mặc quần áo chất liệu không thấm hút mồ hôi, quần áo dày hoặc tắm nước quá nóng cho bé cũng có thể khiến cho bé bị kích ứng.
4. Viêm da cơ địa ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé
Hầu hết các bé bị viêm da cơ địa thường tự khỏi sau 18 – 24 tháng tuổi. Có một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến khi 10 tuổi. Trong thời gian bị bệnh lý trên, trẻ có thể trải qua các đợt bùng phát của bệnh hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể khiến cho bé bị viêm da mãn tính.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của bé, khiến cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, mất ngủ, ăn kém dẫn đến cơ thể mệt mỏi… Do đó, khi bé bị viêm da cơ địa, cha mẹ cần chú ý chăm sóc cho con và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trong trường hợp không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng sau:
- Bị viêm da cơ địa bội nhiễm: là tình trạng mắc phải khi bé bị viêm da cấp tính. Chúng thường gây ra do vi khuẩn tụ cầu vàng. Khi bé bị viêm da cơ địa bội nhiễm thì bệnh sẽ nguy hiểm cho sức khỏe và việc điều trị cũng trở lên khó khăn, phức tạp hơn. Do đó, để tránh trường hợp trên, khi cha mẹ thấy con bị viêm da cơ địa thì tốt nhất nên đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Dẫn đến hoại tử da: Khi thấy con có triệu chứng của viêm da cơ địa, nhiều mẹ lại không biết cách chăm sóc cho bé đúng cách dẫn đến bị viêm nhiễm hoặc tự ý mua thuốc về dùng cho con. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến biến chứng của bệnh là hoại tử da khi sử dụng thuốc không đúng, không phù hợp.
Xem thêm: Cách tắm bằng lá khế trị rôm sảy cho bé.
5. Cách chăm sóc cho bé bị viêm da cơ địa
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhạy cảm và dễ gặp phải biến chứng nếu như mẹ không có biện pháp điều trị cho con đúng cách. Dưới đây là cách chăm sóc cho bé bị viêm da cơ địa tại nhà:
5.1. Dưỡng ẩm da cho bé một cách thường xuyên
Trẻ bị viêm da cơ địa thường khiến cho da bị khô, dẫn đến tình trạng da bị bong tróc. Vì thế, mẹ nên dưỡng ẩm da cho con một cách thường xuyên để hạn chế da khô và bong tróc. Ngoài ra, việc cung cấp độ ẩm cho da còn giúp cho da của bé khỏe mạnh hơn, tạo một lớp màng bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài. Mẹ có thể dưỡng ẩm cho bé ngay cả khi trẻ mới xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên hoặc sau khi đã hết bệnh.
Việc cung cấp độ ẩm cho bé cần thực hiện cho toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ vùng da bị tổn thương. Nếu có thuốc chỉ định để điều trị viêm da cơ địa cho bé, bạn có thể hỏi hỏi sĩ về thứ tự thực hiện. Ngoài biện pháp trên mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm để không khí trong nhà được mát mẻ, độ ẩm dễ chịu hơn, giúp cho bé có cảm giác dễ chịu.
5.2. Tắm đúng cách cho bé
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc tắm nước quá nóng sẽ khiến cho da của bé bị khô và ngứa nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cần chọn nhiệt độ nước tắm phù hợp cho con.
Thay vì việc dùng xà phòng để tắm cho con mẹ nên dùng những loại sữa tắm gội có thành phần từ thảo dược tự nhiên để không có chứa chất tẩy rửa, chất tạo mùi thơm để giúp da của bé bớt khô hơn. Nếu vào mùa hè nắng nóng, mẹ có thể cho con ngâm mình trong bồn tắm từ 7 – 10 phút sẽ khiến cho trẻ thích thú hơn, giúp da được cung cấp độ ẩm tốt hơn. Sau khi, tắm xong mẹ dùng khăn lau khô người cho con và nhớ bôi kem dưỡng ẩm cho bé.
5.3. Hạn chế cho trẻ gãi lên vùng da bị tổn thương
Với trẻ nhỏ còn chưa ý thức được hành động của mình, khi bị viêm da cơ địa thường có cảm giác ngứa ngáy nên trẻ thường dùng móng tay để gãi gây cho da bị trầy xước. Việc này có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm của bé càng trở lên trầm trọng hơn, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Để giảm ngứa cho bé, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ tay cho bé, cắt ngắn móng tay và dũa cho bé để tránh làm tổn thương da. Rửa sạch tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi ra ngoài chơi.
- Đánh lạc hướng sự tập trung chú ý của trẻ khi bé đang ngứa hoặc đang gãi như cho bé đi chơi, xem TV, …
- Đeo bao tay cho bé khi đi ngủ để tránh trường hợp bé gãi trong lúc ngủ.
- Sử dụng thuốc chống ngứa cho trẻ theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.
5.4. Sử dụng thuốc cho bé
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo sự chỉ định của bác sĩ như:
- Kem chống ngứa: sau khi dưỡng ẩm da cho bé, mẹ có thể thoa kem chống ngứa vào vùng da cần điều trị để giúp bé giảm cảm giác ngứa tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên bôi quá 2 lần/ ngày, khi triệu chứng thuyên giảm bạn có thể giảm số lần bôi và giảm lượng kem bôi trên da cho bé.
- Dùng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc chống ngứa cho bé: có một số loại thuốc chống dị ứng không cần kê toa như thuốc kháng sinh histamin hoặc diphenhydramine để sử dụng cho bé.
5.5. Về chế độ ăn uống
- Với những bé dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ hoàn toàn: Trong thời gian này mẹ nên ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh và vitamin C. Ngoài ra, mẹ nên cho con bú một cách thường xuyên và đều đặn theo nhu cầu của con để tăng sức đề kháng cho bé.
- Với những bé đã ăn dặm: mẹ nên chọn thực đơn một cách khoa học, cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho con, giảm dầu mỡ, tăng cường nhiều chất xơ cho bé. Bổ sung nhiều vitamin cho bé vì vitamin ngoài giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ còn có tác dụng làm mát cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số loại hoa quả có hàm lượng vitamin cao như: cam, quýt, bưởi, bơ,…
5.6. Loại bỏ các yếu tố gây kích ứng da cho bé
Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể bảo vệ làn da của bé bằng cách loại bỏ các yếu tố gây kích ứng da sau đây:
- Chọn quần áo chất liệu cotton, vừa vặn: những loại quần áo có chất liệu len, sợi vải tổng hợp nhiều ni lông có thể gây kích ứng da. Vì thế, để cải thiện tình trạng trên mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo chất liệu cotton mềm mại để không gây cọ xát cho da. Ngoài ra, quần áo để mặc cho con cần phải đảm bảo được giặt sạch sẽ, không sử dụng các sản phẩm có hóa chất độc hại để tẩy rửa.
- Mặc quần áo thoáng mát: trong thời gian bé bị viêm da dị ứng mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi để không gây kích ứng da của bé bằng cách lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, không thô ráp, chật so với cơ thể của con.
- Hạn chế sử dụng cho con các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh: tình trạng viêm da cơ địa của con sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu mẹ để da của con tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh như: xà phòng, nước rửa chén, nước lau sàn, nước xả vải, mỹ phẩm và các chất kích ứng khác. Tốt nhất, bạn nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc chiết xuất từ tự nhiên để bảo vệ làn da cho bé yêu.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất bụi bẩn, lông của động vật như: chó, mèo,…
Hi vọng qua bài viết của Tinsuckhoe có thể cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng cũng như cách chăm sóc bé khi bị viêm da cơ địa tại nhà. Bệnh có thể trở lên nặng hơn nếu như không được khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến bé, nếu có dấu hiệu bất thường nào thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh!
Tham khảo: 12 loại sữa tắm an toàn cho da của bé.