Việc nuôi và chăm sóc trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng với các bậc cha mẹ. Đặc biệt là với những bé có cơ địa nhạy cảm thì mỗi khi thời tiết thay đổi mẹ lại phải chật vật với việc con bị dị ứng. Vậy dị ứng thời tiết ở trẻ là gì? Nguyên nhân, cách chăm sóc bé như thế nào để bệnh nhanh khỏi? Để có được câu trả lời mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.
Mục lục
1. Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là một loại phản ứng gây hại đến hệ miễn dịch của con người. Chúng thường xảy ra vào lúc thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Thông thường, bệnh dị ứng thời tiết thường gây ra những nốt mẩn đỏ, nổi mề đay, … lên da, khiến cơ thể luôn trọng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Khi phát hiện ra bệnh cần phải có biện pháp điều trị kịp thời để tránh để lại biến chứng. Dị ứng thời tiết có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất do cơ địa của con còn yếu.
2. Triệu trứng khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có xu hướng xuất hiện đột ngột và nhanh chóng. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể khiến con gặp một số biến chứng sau: nhiễm trùng da, tụt huyết áp, khó thở,…
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi con bị dị ứng thời tiết:
- Phát ban: cơ thể của bé xuất hiện xuất hiện các nốt sần, tròn ở các vùng da ít được che chắn như: mặt, cổ, tay, chân hoặc toàn thân. Khi bé gãi khiến cho các nốt sẩn lan rộng ra vùng da khác.
- Bị viêm mũi dị ứng: trẻ bị dị ứng thời tiết thường có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở nên khiến rất nhiều mẹ nhầm lẫn tưởng con bị cảm cúm.
- Dị ứng trên da: da bị khô nứt, có hiện tượng tróc vảy hoặc có màu ửng hồng hoặc sưng tấy.
- Sốt: một số bé có sức đề kháng yếu và nhạy cảm với thời tiết sẽ xuất hiện thêm hiện tường sốt.
- Chán ăn, khó chịu trong người: các nốt mẩn đỏ khiến con có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, mệt mỏi, chán ăn.
- Nổi mề đay cấp tính: đây là biểu hiện mà mẹ dễ dàng nhận thấy, con bị nổi mẩn toàn cơ thể hoặc có thể nổi thành từng mừng có màu hồng nhạt, kèm theo cảm giác ngứa.
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị dị ứng thời tiết. Do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên rất dễ bị tác động khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng này có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường ăn uống, thở hoặc tiếp xúc da.
Thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột có thể mang các tác nhân gây dị ứng đi khắp nơi. Lúc này, nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể có sự chênh lệch rõ rệt, khiến cơ thể con tiết ra một lượng histamin lớn làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một số tác nhân dẫn đến con bị dị ứng thời tiết như:
- Phấn hoa từ những cây hoa.
- Áp suất khí quyển thay đổi đột ngột.
- Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để cho nấm mốc phát triển.
- Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi khiến con bị hen suyễn dị ứng.
- Do yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử bị dị ứng thì con sinh ra sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ở lưng – Nguyên nhân và cách chữa trị.
4. Cách chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Thông thường dị ứng thời tiết ở trẻ sẽ tự động biến mất sau một vài giờ hoặc một vài ngày nếu như mẹ biết cách chăm sóc và vệ sinh cho con. Ngược lại nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, để trẻ gãi nhiều khiến các nốt mẩn đỏ bị nhiễm trùng và sưng tấy thì sẽ rất nguy hiểm. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có thể chữa trị cho con kịp thời.
Dưới đây là một số cách chăm sóc khi con bị dị ứng thời tiết tại nhà:
- Hạn chế cho con ra khỏi nhà nếu không bắt buộc, nếu đi mẹ cần có biện pháp che chắn cẩn thận để hạn chế những tác động của môi trường như: gió, bụi bẩn, khói, nắng,… khiến tình trạng dị ứng của con trở lên nặng hơn.
- Mẹ nên tắm rửa cho con hàng ngày, những hôm không tắm thì mẹ nên dùng khăn ấm lau người cho bé, đảm bảo da bé lúc nào cũng được khô thoáng, sạch sẽ.
- Sau khi tắm xong, mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm để giúp duy trì độ ẩm cho da. Tuy nhiên, trước khi dùng loại kem nào, mẹ nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng da phù hợp. Ngoài ra, kem dưỡng da mẹ nên mua ở những cửa hàng uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.
- Mặc cho con những bộ quần áo chất cotton, rộng rãi thấm hút mồ hôi để giảm tình trạng cọ xát, gây kích ứng da con.
- Hạn chế cho con gãi, cào lên những vùng da bị mẩn đỏ để tránh gây lây lan lên những vùng da khác. Mẹ nên cắt móng tay cho con thường xuyên, tránh con cọ vào gây xây xước da.
- Bé xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, hắt hơi, khó thở,…mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Trẻ bị dị ứng thời tiết là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, nếu không phát hiện kịp thời có thể để lại nguy hiểm cho bé. Hi vọng bài viết trên giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ, cũng như cách chăm sóc khi con bị dị ứng thời tiết. Chúc mẹ và con luôn khỏe mạnh!