Để làm trắng răng có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu, từ những phương pháp đơn giản như dùng baking soda, sử dụng kem đánh răng có chất tẩy trắng, dùng miếng dán cho tới các phương pháp tẩy trắng răng tại phòng nha. Hôm nay, mời bạn tham khảo chi tiết về chi phí của các phương pháp tẩy trắng răng nhé.
Mục lục
1. Chi phí tẩy trắng răng với kem đánh răng
Thay vì chỉ sử dụng kem đánh răng thường làm sạch khoang miệng hàng ngày, bạn có thể chọn kem đánh răng chuyên biệt làm trắng răng. Trong sản phẩm này thường bao gồm các thành phần chính là: Peroxide, Natri Bicarbonate, Canxi Carbonat, Pentasodium Triphosphate,… Từ đó giúp loại bỏ các vết ố vàng, xỉn màu, cải thiện độ trắng sáng cho hàm răng. Khi mua kem đánh răng làm trắng, bạn nên kiểm tra đầy đủ thông tin trên bao bì như thành phần, nguồn gốc xuất xứ,…
Một số sản phẩm kem đánh răng tẩy trắng răng cùng mức giá tham khảo:
- Kem đánh răng Close up White Attraction Diamond: Khoảng 39.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Colgate Optic White Plus Shire: Khoảng 43.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Median Hàn Quốc: Khoảng 55.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Eucryl: Khoảng 60.000 – 120.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Curaprox Black Is White: Khoảng 199.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Crest 3D White: Khoảng 200.000 đồng/tuýp
- Kem đánh răng White Plus Professional: Khoảng 100.000 – 230.000 đồng/tuýp.
- Kem đánh răng Apargard Nhật Bản: Khoảng 300.000 đồng/tuýp.
Có thể bạn quan tâm: Làm trắng răng bằng Baking soda có mang lại hiệu quả?
2. Giá tẩy trắng răng với nước súc miệng
Nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì nước súc miệng cũng có thể tẩy trắng răng. Điều này hoàn toàn bình thường nếu bạn chọn sản phẩm làm trắng răng chuyên biệt. Thành phần chính của nước súc miệng bao gồm: Peroxide, Natri Bicarbonate, Canxi Carbonat, Pentasodium Triphosphate,… vừa giúp loại bỏ mảng bám, vết ố vàng, vừa giúp hàm răng bật tone trắng sáng hơn.
Một số sản phẩm nước súc miệng tẩy trắng răng cùng mức giá tham khảo:
- Nước súc miệng Lamuseland: Khoảng 10.000 đồng/gói 10ml.
- Nước súc miệng Kin Gingival Mouthwash: Khoảng 116.000 đồng/chai 250ml.
- Nước súc miệng Listerine Healthy Bright: Khoảng 120.000– 150.000 đồng/chai 750ml.
- Nước súc miệng Crest 3D White Brilliance Whitening Experience Clean Mint: Khoảng 276.000 – 310.000 đồng/chai 1000ml.
- Nước súc miệng Dentozclear: Khoảng 325.000 đồng/chai 770ml.
Đọc thêm: Sự thật về cách làm trắng răng tại nhà bằng dâu tây
3. Giá tẩy trắng răng với miếng dán
Tẩy trắng răng bằng miếng dán có nhiều thương hiệu khác nhau như Oral B, Crest,… giúp bạn cải thiện hàm răng bị ố vàng, xỉn màu. Sản phẩm gồm 2 mặt. Một mặt sẽ chứa các hoạt chất làm trắng răng như hydrogen peroxide. Mặt còn lại dán vào bề mặt của răng. Thời gian sử dụng khoảng 30 phút. Tuy nhiên khi mua sản phẩm, bạn cần lưu ý đến nồng độ Hydrogen peroxide sao cho an toàn với cơ thể. Ngoài ra, trên thị trường có nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ ảnh hưởng đến men răng và màu sắc của răng.
Một số sản phẩm miếng dán tẩy trắng răng cùng mức giá tham khảo:
- Miếng dán trắng răng Crest 3D: Khoảng 50.000 đồng/miếng.
- Miếng dán trắng răng Oral-B 3D WHITE: Khoảng 48.000 đồng/miếng.
- Miếng dán trắng răng Anriea: Khoảng 73.000 đồng/miếng.
4. Giá tẩy tẩy trắng răng với máy ngậm
Máy ngậm trắng răng được biết đến là công cụ tẩy trắng, hoạt động theo cơ chế ánh sáng kết hợp với chất gel đặc biệt giúp làm mờ các mảng ố vàng trên răng. Để sử dụng thành thạo, bạn tham khảo hướng dẫn các bước dưới đây:
- Bước 1: Trước tiên, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Bước 2: Sau đó, bạn thoa chất gel vừa đủ lên khay ngậm của máy sao cho ngập chân răng
- Bước 3: Tiếp đến, bạn đặt khay vào hàm cho thật sát khít. Kích hoạt máy và giữ trong khoảng thời gian từ 10- 15 phút (tùy từng máy vì có thể lâu hơn).
- Bước 4: Đợi đủ thời gian, bạn cho máy ra, rồi súc miệng sạch sẽ lại với nước.
Khi sử dụng máy ngậm tẩy trắng răng, bạn không nên sử dụng quá nhiều làn trong ngày. Lúc mua sản phẩm cũng cần tìm đến loại máy chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Một số sản phẩm máy ngậm tẩy trắng răng cùng mức giá tham khảo:
- Máy ngậm trắng răng White Light: Khoảng 260.000 đồng/ 1 sản phẩm
- Máy ngậm trắng răng White Glo: Khoảng 450.000 đồng/ 1 sản phẩm
- Máy ngậm trắng răng Iris Whitestrips UV Light: Khoảng 550.000 đồng/ 1 sản phẩm
- Máy ngậm trắng răng Smilee: Khoảng 990.000 đồng/ 1 sản phẩm
- Máy ngậm trắng răng Crest 3D White Light: Khoảng 1.350.000 đồng/ 1 sản phẩm
5. Giá tẩy trắng răng tại phòng khám
Hiện nay, tại các nha khoa có 2 phương pháp tẩy trắng răng phổ biến đó là tẩy trắng răng bằng máng và tẩy trắng răng bằng ánh sáng.
Tẩy trắng răng bằng máng có chi phí rẻ hơn từ 1 – 1.5 triệu. Bạn sẽ được làm 2 máng nhựa phù hợp với khuôn răng của mình sau đó tra thuốc tẩy trắng lên và ngậm trong thời gian chỉ định của bác sĩ. Ở phương pháp này, nồng độ thuốc tẩy trắng thường thấp hơn phương pháp tẩy trắng kết hợp ánh sáng, chính vì vậy bạn cần áp dụng liệu trình từ 7 – 14 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Các hướng dẫn sử dụng chi tiết sẽ được bác sĩ thông báo cho bạn trước khi thực hiện tại nhà.
Tẩy trắng răng bằng ánh sáng (laser hoặc plasma) có chi phí từ 2 – 5 triệu. Ở phương pháp này, người ta dùng bước sóng ánh sáng phù hợp từ đèn laser hoặc plasma để cắt đứt sự liên kết các phân tử màu ố vàng trên răng, giúp cho răng trắng sáng nhanh chóng sau 1-2 lần thực hiện (chỉ mất khoảng 30 – 60 phút).
=> Đây là 2 phương pháp tẩy trắng răng mạnh mẽ nhất hiện nay, đồng thời chi phí cũng ở mức cao nhất. Sau khi tẩy trắng, bạn sẽ có hàm răng trắng sáng hơn 2 – 5 tone tùy theo cơ địa từng người. Kết quả có thể duy trì 2 – 3 năm tùy theo chế độ chăm sóc răng. Bạn có thể tẩy trắng răng lại nhưng nên thực hiện sau lần đầu tiên ít nhất 1 năm.
Lưu ý rằng có những vấn đề làm đổi màu răng do nguyên nhân nội sinh mà các phương pháp tẩy trắng không thể can thiệp được. Khi đó, bạn có thể tham khảo phương pháp dán sứ veneer hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ nếu như có điều kiện kinh tế tốt. Tuy nhiên, dán sứ hay bọc sứ can thiệp vào cấu trúc răng, mài mỏng, nhỏ thân răng nên nếu như thực hiện ở cơ sở nha khoa kém uy tín có thể để lại những rủi ro khôn lường về sau. Hãy cân nhắc thật kỹ về 2 mặt lợi và hại của làm răng sứ trước khi quyết định thực hiện.