Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc không hề đơn giản với nhiều mẹ, đặc biệt là những người lần đầu được lên thiên chức làm mẹ. Ngoài việc, chăm sóc giấc ngủ, ăn uống, tắm rửa hàng ngày, mẹ còn phải tắm nắng cho con. Việc tắm nắng giúp bé hấp thụ được vitamin D, giúp xương và răng của bé chắc khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn chưa biết cách tắm nắng cho con đúng cách. Bài viết sau đây của Tinsuckhoe sẽ bày cho mẹ cách tắm nắng đúng cách giúp bổ sung vitamin D cho bé.
Mục lục
1. Tác dụng của tắm nắng với trẻ sơ sinh
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn được gọi là cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là một cách quan trọng giúp thúc đẩy tổng hợp vitamin D, giúp bổ sung đầy đủ vitamin D vào trong cơ thể.
Dưới đây là một số tác dụng của việc tắm nắng mang lại cho bé:
- Khi tắm nắng, tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển hóa thành vitamin D. Vi chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ được canxi, giúp xương chắc khỏe và cơ thể bé khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sức để kháng, tránh và giảm tình trạng vàng da ở trẻ. Việc thiết hụt vitamin D có thể gây ra chứng còi xương, biến dạng xương, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn là lý do dẫn đến một số triệu chứng như khóc về đêm, đổ mồ hôi trộm, trẻ ngủ hay bị giật mình, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
- Các thành phần trong ánh nắng mặt trời còn có tác dụng chống viêm, tăng khả năng miễn dịch, thúc đẩy các tế bào phát triển. Ngoài ra, các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời còn có khả năng diệt khuẩn rất hiệu quả, khi bạn cho con dưới ánh nắng từ 20 – 30 phút thì các vi khuẩn thông thường và một số bệnh khác có thể bị loại bỏ.
- Việc tắm nắng còn có tác dụng điều tiết nhất định đối với cơ thể và tâm lý. Tắm nắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hiệu quả trao đổi chất, giúp cơ thể bé được thư giãn, thoải mái. Với trẻ nhỏ, nếu tận dụng thích hợp tia tử ngoại trong ánh nắng tự nhiên còn kích thích tái tạo hồng cầu, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ.
2. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh lúc nào là tốt nhất?
Trước khi tìm hiểu về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào, mẹ cần phải biết thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ sơ sinh là lúc nào trong ngày là tốt nhất vì điều này rất quan trọng.
Hầu hết các sản phụ sau khi sinh đều được các bác sĩ và nhân viên y tế hướng dẫn là sau 7 – 10 ngày sau sinh, bé có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D. Thời gian tắm nắng lý tưởng nhất cho bé là từ 6h – 9h sáng hoặc sau 5h chiều. Trong khoảng thời gian 6h – 9h, tia cực tím và tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời còn yếu nên không ảnh hưởng gì đến làn da của bé. Còn sau 5h chiều tia X- quang trong ánh nắng giúp bé hấp thụ canxi và photpho tốt nhất, giúp cho sự phát triển xương của bé.
Mẹ nên lưu ý ngoài hai khung giờ trên, mẹ không nên tắm nắng cho bé. Vì lúc này các tia cực tím và hồng ngoại sẽ gây hại lên làn da mỏng manh của con.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn tắm đúng cách cho bé trong mùa đông để bé không bị cảm lạnh
3. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh là bao lâu?
Ngoài thời điểm tắm nắng cho bé lúc nào trong ngày thì mẹ cần lưu ý mỗi lần tắm nắng cho bé bao lâu là phù hợp. Tùy thuộc vào độ tuổi của con, thời gian tắm có thể từ 10 – 30 phút. Vào những ngày đầu tiên, mẹ nên cho con có thời gian để quen dần với ánh nắng mặt trời và chỉ cho bé tắm tầm 10 phút. Sau đó, sẽ tăng dần lên 30 phút mỗi lần tắm.
Tuy nhiên, mỗi lần tắm cho trẻ chỉ lên kéo dài 10 ngày, sau đó, lại cho bé nghỉ từ 10 – 20 ngày, rồi lại tắm nắng lại. Với những bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, trong lúc tắm nắng không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, bạn có thể tắm nắng cho con ở bên cửa sổ vào buổi sáng sớm và mở cửa kính để con hấp thụ ánh nắng được tốt hơn.
Có thể mẹ quan tâm: Có nên tắm nước cho trẻ lúc giữa trưa?
4. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Vào mùa hè: mấy ngày đầu tiên, bạn chỉ cần phơi nắng cho con tầm 10 phút ở nơi có bóng râm và mẹ chỉ mặc quần áo để lộ bàn chân và tay. Sau đó, cứ thế tăng dần lên, nhưng không được quá 30 phút trên một ngày.
Sau khoảng 3 – 5 ngày, mẹ có thể đưa con ra ngoài ánh nắng, tắm cho con 5 phút mặt thân trước, 5 phút mặt thân sau. Những ngày tiếp theo, tắm thêm cho bé những vùng da khác như: đầu gối, đùi, ngực, tay, cổ,… Trong lúc tắm, mẹ cần che mặt và mắt cho bé, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt của con.
Vào mùa đông: nếu có nắng thì mẹ nên tắm nắng cho con. Nếu thời tiết lạnh, mẹ không nên cởi quần áo để tắm nắng cho con mà chỉ cần để hở phần lưng vì trẻ nhỏ chủ yếu hấp thụ ánh nắng qua xương sống. Thời gian tắm nắng sẽ giảm đi so với mùa hè, mẹ chỉ nên tắm cho còn từ 10 – 15 phút.
Trên đây là những gợi ý giúp mẹ có thể tắm nắng cho con một cách an toàn và hiệu quả. Hi vọng, qua bài viết giúp mẹ có thêm kiến thức để giúp con được bổ sung đầy đủ vitamin D những năm tháng đầu đời.
Xem thêm: Bảng đo cân nặng, chiều cao của bé theo tháng tuổi