Từ lâu, các mẹ đã dùng lá trầu để tắm cho bé để giúp có làn da sạch sẽ, khỏe mạnh, cải thiện tình trạng rôm sảy, hăm da. Vậy tắm lá trầu không thực sự có tốt cho trẻ vậy không? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết này để có thể giải đáp được các khúc mắc trên.
Mục lục
- 1. Tổng quan về cây trầu không
- 2. Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 2.1. Lá trầu không có tác dụng giữ ấm cơ thể cho bé
- 2.2. Tắm lá trầu không giúp bé nhanh hết chàm sữa
- 2.3. Tắm nước lá trầu không “thổi bay” rôm sảy, mụn nhọt, bệnh ngoài da
- 2.4. Tắm nước lá trầu không trị hăm da cho bé
- 2.5. Lá trầu không giúp chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh
- 2.6. Lá trầu không có tác dụng trị ho cho bé
- 3. Tắm lá trầu không cho bé có tốt không?
- 4. Cách thực hiện nước tắm bằng lá trầu không cho bé
- 5. Một số lưu ý khi sử dụng nước tắm bằng lá trầu không cho bé.
1. Tổng quan về cây trầu không
- Tên thường gọi: Cây trầu không.
- Tên gọi khác: Cây trầu, trầu ăn lá, trầu cau, cây nhầu, trầu lương.
- Tên khoa học: Piper betle L.
- Họ: Tiêu
Đặc điểm về cây trầu không
- Cây trầu không là cây thuộc nhóm thân dây leo, cây thường được bám trên thân cây khác, thân tròn, dẻo dai, trên thân có nhiều đốt.
- Lá trầu có hình giống hình trái tim. Lá mọc so le, có màu xanh đậm, bóng mượt.
- Hoa của cây trầu không có hình trụ tròn, có chiều dài từ 2 – 4cm, hoa có các sợi lông màu trắng.
Phân bố: Cây trầu không nó được trồng ở khắp nơi trên nước ta.
Thành phần hóa học:
Trong lá trầu không có chứa các thành phần chất hóa học như: betel -phenol, chavicol, cadine, O-eugenop (29.3%), terpinen-4-ol (8%), a-cadinol (8%).
Bên cạnh đó, trong lá trầu không có lượng tinh dầu tương đối cao, chiếm từ 0.8 – 1.8%, tinh dầu của lá trầu không có mùi thơm, vị nóng.
2. Tác dụng của lá trầu không đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
2.1. Lá trầu không có tác dụng giữ ấm cơ thể cho bé
Với các bé sơ sinh, khi mới được sinh ra các hệ thống nhiệt độ trong cơ thể của bé còn chưa được hoàn thiện, đặc biệt là sau khi tắm xong. Vì vậy, mẹ có thể cải thiện tình trạng trên cho bé bằng cách hơ lá trầu không rồi đặt lên thóp, bụng, ngực và tay chân cho bé để cơ thể của con được giữ ấm. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho bé có thể tránh được cảm lạnh, tăng cường máu lưu thông giúp cho bé ngủ ngon giấc.
2.2. Tắm lá trầu không giúp bé nhanh hết chàm sữa
Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt nên mẹ có thể dùng nước tắm lá trầu không để trị chàm sữa cho bé.
Cách thực hiện:
- Bạn hãy chuẩn bị 3 -5 lá trầu không, rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Cho vào đun sôi với 2 lít nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong lá trầu không ngấm hết ra nước.
- Dùng nước lá trầu không pha với nước lọc, sao cho nước có nhiệt độ từ 35 -38 độ C thì tắm cho bé.
- Trong lúc tắm, mẹ có thể dùng khăn xô chà nhẹ lên vùng da bị chàm sữa để nhanh đạt được hiệu quả.
Ngoài việc đun lá trầu làm nước tắm, bạn có thể vò nát lá trầu hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước, rồi bôi lên vùng da bị chàm sữa.
2.3. Tắm nước lá trầu không “thổi bay” rôm sảy, mụn nhọt, bệnh ngoài da
Trong lá trầu không có chứa một hàm lượng phenol hay còn được gọi là chovicol, chất này có khả năng khử trùng rất tốt, đặc biệt là có thể trị được rôm sảy cực kỳ hiệu quả ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, vào mùa hè thời tiết nắng nóng, bé rất dễ bị rôm sảy mẹ có thể đun lá trầu không làm nước tắm để trị rôm sảy cho bé. Đồng thời, trong lá trầu không còn có tính chống viêm và tính sát khuẩn cao nên có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm mụn nhọt gây khó chịu cho bé.
Cách thực hiện:
- Mẹ lấy 3 – 5 lá trầu không, rửa sạch.
- Đun sôi với 2 lít nước tầm 10 -15 phút để các chất trong lá trầu không ngấm hết ra nước.
- Pha nước tắm trên với nước lọc, rồi tắm cho bé để cải thiện tình trạng rôm sảy.
2.4. Tắm nước lá trầu không trị hăm da cho bé
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc phải dùng tã bỉm là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm da. Khi bị hăm da, bé có cảm giác khó chịu và quấy khóc, ăn không ngon. Để cải thiện tình trạng trên, mẹ có thể dùng lá trầu không đun lấy nước để tắm cho bé. Vì trong lá trầu không có chứa các thành phần chất có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất là tốt. Đồng thời, lá trầu không còn chứa các tinh chất giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng da. Vì vậy, khi bé bị hăm da của bé ở mức độ nhẹ mẹ có thể đun nước lá trầu không để tắm cho bé.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 3 -5 lá trầu không, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Đun sôi với nước tầm 15- 20 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong lá trầu ngấm hết ra nước.
- Pha nước lá trầu trên với nước lọc rồi tắm cho bé.
Xem thêm: Bé bị hăm da – mẹ nên làm gì?
2.5. Lá trầu không giúp chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh
Đối với những bé có tình trạng quấy khóc nhiều, ngủ bị giật mình hoặc không sâu giấc mẹ có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách: Lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ ấm, rồi đặt vào rốn của bé. Sau đó, mẹ bế áp bụng của con vào bụng của mẹ. Như vậy sẽ giúp con ngủ được ngon và sâu giấc hơn.
2.6. Lá trầu không có tác dụng trị ho cho bé
Dùng lá trầu không trị ho cho bé là một phương pháp dân gian được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Lá trầu không, không chỉ giúp trẻ cắt được những cơn ho khan mà còn giúp bé giảm được ho đờm, viêm họng…
Lá trầu không có tính ấm, mùi hăng nên có thể làm ấm cổ họng, hóa đờm. Ngoài ra, lá trầu không còn có tác dụng chống viêm, giúp tiêu đờm hiệu quả. Vì vậy, khi bé bị ho do cảm lạnh, mẹ có thể lấy lá trầu không hơ cho ấm rồi đặt lên vùng ngực cho bé để giảm tình trạng ho một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể giúp giảm ho cho bé bằng cách: Lấy 3 -5 lá trầu không, rửa sạch giã nhuyễn, lọc với nước ấm để cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 5 -10ml/lần. Bạn nên thực hiện cho bé từ 3 -5 ngày thì bé sẽ hết ho.
3. Tắm lá trầu không cho bé có tốt không?
Với các thành phần có trong lá trầu không như khả năng sát khuẩn cao và an toàn sử dụng cho mọi làn da của bé. Vì vậy, việc tắm cho bé bằng nước lá trầu không rất là tốt. Nó không chỉ loại bỏ được rôm sảy, hăm da mà còn giúp bé tránh được tình trạng viêm nhiễm, mụn nhọt rất là hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không có tính ấm nên khi tắm cho bé bằng nước lá trầu không còn có tác dụng chống cảm lạnh, giảm ho cho bé, nên giúp bé có cảm giác thoải mái, ngủ sâu giấc.
Với mỗi một bé sẽ có một cơ địa da khác nhau vì vậy, việc sử dụng lá trầu không để tắm có thể mang lại kết quả nhanh hoặc chậm. Vì vậy, trước khi dùng lá trầu không để tắm cho con mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.
4. Cách thực hiện nước tắm bằng lá trầu không cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bạn hãy chuẩn bị 3 -5 lá trầu không, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Ngâm với nước muối loãng tầm 10 phút rồi vớt ra.
- Đem lá trầu không vò nát hoặc thái nhỏ.
Cách thực hiện:
- Cho lá trầu vào đun sôi với 2 -3 lít nước. Đun sôi khoảng 10-15 phút thì tắt bếp để các tinh chất trong lá trầu ngấm hết ra nước.
- Bạn chuẩn bị 2 chậu nước, 1 chậu nước để pha với nước lá trầu không vừa đun để tắm cho bé. Nhiệt độ nước phù hợp để tắm từ 35-38 độ C. Một chậu nước ấm sạch để tráng lại người cho con sau khi tắm xong với nước lá trầu không.
- Mẹ lên dùng khăn khô, thấm nước tắm và lau từng bộ phận cho con, bạn nên kỳ kĩ những vùng da có nếp gấp như nách, bẹn… Với những bé bị rôm sảy, hăm da bạn có thể dùng khăn xô kỳ nhẹ vùng da đó để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
- Tắm xong tráng lại người với nước ấm.
5. Một số lưu ý khi sử dụng nước tắm bằng lá trầu không cho bé.
- Lá trầu không chuẩn bị để tắm cho bé phải đảm bảo được sạch sẽ, không chứa thuốc sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật.
- Bạn nên chọn các lá trầu còn tươi, không bị dập, héo.
- Trước khi tắm cho bé, mẹ nên kiểm tra xem nước lá trầu không có hợp với làn da của con hay không, bằng cách lấy một ít nước lá trầu bôi lên da tay của bé. Đợi tầm 15 -20 phút xem da bé có bị dị ứng hay không rồi hãy tắm cho con.
- Bạn không nên nấu nước lá trầu không quá đặc để tắm cho bé. Vì nước tắm đặc có thể có lượng tinh bột đọng lại trên da. Khi đó, có thể gây bít tắc lỗ chân lông, viêm nhiễm hoặc dị ứng.
- Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn chỉ nên tắm cho con 2 – 3 lần/tuần và một ngày chỉ tắm cho con tối đa 1 lần/ ngày.
- Bạn chỉ nên áp dụng cho con liên tục trong khoảng từ 2 – 3 tuần.
- Bạn không nên tắm cho con khi da của bé bị trầy xước, viêm da, sưng tấy hoặc mưng mủ vì khi đó, tắm cho bé có thể khiến cho da của bé càng trở lên trầm trọng hơn.
- Trong trường hợp bạn dùng nước tắm lá trầu không để trị rôm sảy, hăm da cho con mà không có dấu hiệu đỡ, thậm chí còn có hiện tượng lan ra các vùng da khác. Thì mẹ nên dừng lại và nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị cho kịp thời.
Trên đây, là những tác dụng tuyệt vời của lá trầu không đối với bé. Hi vọng, qua bài viết này của Tinsuckhoe các mẹ có thể áp dụng để chuẩn bị nước tắm và tắm cho con để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe để có thời gian chăm sóc cho con yêu được nhiều hơn!
Xem thêm: Các loại lá tắm trị rôm sảy cho bé.