Niềng răng mắc cài là phương pháp mang đến hiệu quả chỉnh nha tốt, khắc phục tình trạng hô, vẩu, móm, răng lệch lạc,… từ đơn giản đến phức tạp với mức chi phí hợp lý. Tuy nhiên nhiều người đang băn khoăn không biết đeo mắc cài có đau không? Dưới đây bao gồm đầy đủ thông tin nhất về vị trí, quá trình đeo mắc cài, cảm nhận của khách hàng,… giúp cho bạn cảm thấy yên tâm và tự tin hơn nhé.
Mục lục
Giải đáp gắn mắc cài niềng răng để làm gì?
Đeo mắc cài niềng răng là kỹ thuật sử dụng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ, pha lê gắn lên bề mặt răng. Chúng hoạt động như một phương tiện tạo lực kết hợp chung với dây cung, dây thun đưa răng về đúng vị trí cung hàm như mong muốn.
Để gắn mắc cài thành công còn cần sự hỗ trợ của nhiều yếu tố như: Bề mặt men răng phải nhẵn, không bị dính bẩn, nước bọt, phần keo gắn mắc cài chắc chắn.
Vị trí đeo mắc cài ở đâu?
Niềng răng mắc cài truyền thống thường đeo phần mắc cài ở vị trí chính giữa của răng. Điều này chỉ làm cho răng thẳng hàng mà không tạo ra đường cười đẹp. Tuy nhiên với sự phát triển của nha khoa hiện nay, gắn mắc cài tiêu chuẩn quốc tế sẽ cao hơn một chút nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của cung tròn nụ cười.
Cung tròn nụ cười lý tưởng là khi các rìa cắn của hàm trên tương đương với đường cong của môi dưới. Bác sĩ sẽ đặt dấu mắc cài cao hơn 1 chút, tăng dần theo chiều cao của răng cũng như cao dần về trung tâm răng cửa.
Xem thêm: So sánh ưu nhược điểm của mắc cài truyền thống và mắc cài tự đóng
Chỉ số gắn mắc cài chỉnh nha như thế nào?
Chắc hẳn nhiều người lần đầu tiên nghe đến chỉ số gắn mắc cài. Vì mỗi người có vị trí gắn mắc cài khác nhau nên chỉ số này thường cách đường viền nướu răng khoảng 1 – 2mm.
Quy trình niềng răng đeo mắc cài chuẩn nhất
Đeo mắc cài không chỉ tiến hành trong vài ba bước mà nó được lập hẳn một quy trình chuẩn Y khoa hoàn hảo nhất. Bạn cần tham khảo ngay thông tin dưới đây trước khi chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín.
– Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
Bác sĩ tiến hành khám tổng quan, chụp phim X – quang để kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng cho khách hàng.
– Bước 2: Lập phác đồ điều trị
Bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chi tiết về tốc độ dịch chuyển của răng theo từng khoảng thời gian cụ thể.
– Bước 3: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
Bác sĩ và khách hàng cùng ký vào hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra nếu có.
– Bước 4: Vệ sinh răng miệng, lấy dấu hàm
Y tá tại phòng khám tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy dấu hàm để lưu trữ.
– Bước 5: Gắn mắc cài lên răng
Bác sĩ bắt đầu gắn mắc cài lên hàm răng. Có thể bác sĩ sẽ gắn trước một hàm. Đợi khoảng 1 tuần khi bạn đã quen hơn thì mới gắn nốt hàm còn lại. Điều này tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi người.
– Bước 6: Tái khám định kỳ
Trung bình từ 4 – 5 tuần/lần, bạn đến tái khám và được điều chỉnh lực kéo sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó còn để phát hiện những vấn đề phát sinh khác nếu có.
– Bước 7: Tháo niềng, đeo hàm duy trì
Kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì để tránh răng bị chạy, xô lệch về vị trí cũ.
Đeo mắc cài mất thời gian bao lâu?
Thời gian đeo mắc cài tuỳ thuộc vào toàn bộ quy trình liên kết mắc cài, trung bình khoảng 20 – 30 phút/ca. Độ dài này do cần định vị đúng niềng răng và ánh sáng laser đóng đông cứng mắc cài cố định.
– Bác sĩ sẽ bôi 1 lớp keo dính lên răng. Sau đó đóng cố định bằng đèn laser. Với sự phát triển của ngành nha khoa thì thời gian cố định bằng laser chỉ mất khoảng 20s cho mỗi mắc cài.
– Tiếp theo, một dây cung được luồn giữa các mắc cài, tạo lực siết cho quá trình dịch chuyển răng.
– Nếu là niềng răng mắc cài thường, bác sĩ sẽ đeo một chiếc dây thun nhỏ cố định mắc cài với dây cung. Còn mắc cài tự đông có một khoá chốt giữa chắc chắn không cho dây cung dịch chuyển. Mắc cài tự động sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên chi phí cũng cao hơn.
Đeo mắc cài có đau không?
Thao tác gắn mắc cài lên răng được thực hiện rất nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút và không hề gây đau đớn cho người bệnh. Sau khi cố định dây cung với mắc cài, khi về nhà bạn sẽ thấy hơi ê răng một chút và có cảm giác cộm vướng nhẹ (hoàn toàn toàn không thấy đau). Tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày là chấm dứt, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
Chậm nhất là sau khoảng 1 tuần, bạn hoàn toàn quen với khí cụ này thì việc đeo mắc cài không còn khó khăn, vướng cộm, khó chịu nữa. Ăn nhai thoải mái hơn và giao tiếp cũng tự nhiên như lúc chưa đeo mắc cài.
Nói chung, qua khảo sát đeo mắc cài có đau không, đa số bệnh nhân đều cho rằng: Quá trình đeo diễn ra nhẹ nhàng, chỉ cảm thấy hơi ê tức nhưng sau đó sẽ quen dần.
Tuy vậy, trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đến nha khoa nhiều lần để siết dây cung, lúc này dây cung nằm trong rãnh mắc cài và tạo ra lực siết khiến bạn cảm thấy đau nhức. Cảm giác đau nhức ở mỗi người là khác nhau, nhưng đều ở ngưỡng có thể chịu đựng được mà không cần phải dùng thuốc.
Đọc thêm: Dây cung đâm vào má phải xử lý thế nào?
Bên cạnh đó, quá trình niềng răng không chỉ có thao tác chỉnh dây cung mà còn áp dụng nhiều khí cụ khác, ví dụ như đặt thun tách kẽ trước khi gắn band cũng là một khoảng thời gian khiến bạn đau nhức, hoặc cắm minvis niềng răng, nong hàm…
Mách bạn cách giảm đau khi đeo mắc cài
Niềng răng được đánh giá là phương pháp chỉnh nha an toàn, không gây nguy hiểm cho những ai muốn sở hữu hàm răng hoàn hảo. Tuy nhiên trong thời gian đầu chưa quen mà cảm thấy hơi đau, vướng, cộm thì mọi người thử ngay vài mẹo giảm đau đơn giản dưới đây nhé.
Chườm đá lạnh
Cách giảm đau được nhiều người lựa chọn là chườm đá lạnh. Chúng gần như làm “đông cứng” vị trí quanh má, loại bỏ cơn đau nhanh chóng. Bạn chỉ cần cho đá viên vào khăn sạch rồi chườm xung quanh. Đừng dùng đá viên trực tiếp để vào khoang miệng vì sẽ phản tác dụng luôn nhé. Mọi người chú ý chườm khoảng 5 – 10 phút thì lại nghỉ khoảng vài phút rồi mới chườm tiếp.
Dùng sáp nha khoa
Trong một số trường hợp bạn có thể bị các vết loét hoặc nhiệt trên má do cọ xát với mắc cài. Khi đó, nha sĩ sẽ khuyên bạn dùng thêm loại sáp mềm bất cứ khi nào bạn thấy bất tiện. Loại sáp này sẽ hạn chế tổn thương và bảo vệ các bộ phận bên trong khoang miệng khi ăn nhai hoặc giao tiếp.
Cách sử dụng cũng rất đơn giản. Hãy rửa sạch tay bằng xà phòng trước, lau khô. Sau đó vo viên 1 miếng sáp là ấn vào mắc cài là được nhé. Trước khi ăn thì cho chúng ra. Khi ăn xong có thể tiếp tục dùng sáp như bình thường.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Một cách giảm đau khác là bạn hãy súc miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 60s để loại bỏ tình trạng kích ứng hoặc viêm loét có thể xảy ra.
Những lưu ý khác với niềng răng mắc cài
Như bạn đã biết thì niềng răng mắc cài cần thời gian khoảng 1.5 – 2 năm tuỳ tình trạng của mỗi người. Để bạn luôn cảm thấy thoải mái và phòng tránh những sự cố có thể xảy ra thì hãy lưu ý vài điều sau nhé.
Chế độ chăm sóc răng miệng
– Chọn bàn chải phù hợp
Bàn chải là yếu tố hàng đầu bạn cần nghĩ đến sau khi niềng răng. Vì trong khoang miệng có các khí cụ nên quá trình chăm sóc răng miệng cần tỉ mỉ hơn trước. Chuyên gia khuyên dùng những bàn chải riêng biệt như bàn chải kẽ, bàn chải rãnh với đầu nhỏ gọn, lông mềm, dễ di chuyển. Hoặc mua bàn chải điện cũng rất tốt khi chúng tích hợp nhiều chế độ từ làm sạch thường đến làm sạch sâu, làm trắng, chế độ hẹn giờ,…
Hãy cố gắng đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày sau bữa ăn để loại bỏ ngay những thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại. Chải cẩn thận xung quanh mắc cài, cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Bên cạnh đó, làm sạch lưỡi cũng rất quan trọng để không cho vi khuẩn tích tụ trở lại.
Đọc thêm: Các loại bàn chải tốt nhất cho người niềng răng
– Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước
Thêm hai vật dụng khác mà người niềng răng nên sử dụng và cần sử dụng thành thạo, đó là chỉ nha khoa và máy tăm nước. Thực ra máy tăm nước có chi phí hơi cao nên bạn bỏ qua cũng được nhưng chỉ nha khoa thì đừng bỏ qua. Chúng có thể làm sạch những mảnh vụn thức ăn, mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải chưa thể phát huy tác dụng. Còn máy tăm nước sử dụng áp lực của nước giúp “thổi bay” mảng bám ở sâu hơn nữa như răng hàm số 6,7,8.
– Dùng nước súc miệng
Sau khi đã gần hoàn thiện công đoạn trên thì nước súc miệng sẽ giúp bạn có được khoang miệng sạch sẽ nhất. Nhớ chọn sản phẩm chứa flouride để bảo vệ, giảm ê buốt và giúp răng chắc khoẻ hơn nhé.
Chế độ ăn uống hợp lý
Trong những ngày đầu sau khi đeo mắc cài, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng một số món ăn mềm như cháo, bún, miến, súp, sữa chua, nước ép trái cây,… Điều này giúp cho hàm răng không phải vận động nhiều. Ngoài ra, tránh ăn đồ quá cứng, giòn dễ làm đứt dây niềng.
Các loại thực phẩm nên dùng khi chỉnh nha bao gồm:
- Đồ ăn mềm như cơm nấu chín mềm, miến, mì,…
- Thực phẩm làm từ sữa như: sữa chua, phô mai, bơ,…
- Món ăn từ trứng như trứng xào cà chua, trứng luộc, trứng chiên,… vì chúng nhiều vitamin D tốt cho răng.
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm,…
- Các món ăn từ thịt, cá, hải sản được nấu mềm, hầm,…
- Các loại rau củ quả luộc chín mềm như khoai tây, đỗ luộc,…
- Nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả mềm,…
Các loại thực phẩm nên tránh khi chỉnh nha bao gồm:
- Thực phẩm quá dẻo hoặc dai như xôi, bánh nếp,…
- Thực phẩm quá cứng, giòn như kẹo cứng, cánh gà chiên, đùi gà chiên, xương,…
- Món ăn cần nhai nhiều như ngô luộc, táo,…
- Những đồ quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh.
Nói chung, khi niềng răng, vấn đề ăn uống có thể sẽ hơi khó khăn nhưng bạn cần cố gắng duy trì bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất để tránh bị hóp má khi niềng.
Vậy là bạn đã giải đáp được câu hỏi đeo mắc cài có đau không. Bên cạnh đó những thông tin ở trên hi vọng sẽ giúp mọi người cảm thấy vững tin hơn khi lựa chọn niềng răng mắc cài. Chắc chắn kết quả sau cùng là một hàm răng trắng chuẩn tự nhiên nhé!