Mụn nhọt mọc ở mông là vấn đề nhạy cảm, không chỉ khiến bạn cảm thấy phiền phức vì đau mà sau đó nếu mụn không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Các đấng mày râu, nhất là các chị em sẽ cảm thấy tự ti nếu mặc đồ bơi, đồ tắm.
Mục lục
1. Mụn nhọt ở mông do đâu mà ra?
Mụn nhọt ở mông khiến bạn thấy khó chịu, gây ra rất nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến tình trạng này trở nên nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm đang chực chờ. Để có cách điều trị dứt điểm thì phải hiểu nguyên nhân từ đâu mụn nhọt lại xuất hiện ở mông.
Mông là vùng da được che chắn khá kỹ và kín đáo trên cơ thể, do đó khi da mông tiết mồ hôi sẽ tồn đọng, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ trên da, không cách nào thoát ra kịp dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi để mụn nhọt ở mông phát triển mạnh mẽ. Da ở mông thường xuyên bị cọ xát với quần bó trong khoảng thời gian dài, từ đó gây ra tổn thương và không tránh khỏi hình thành mụn nhọt. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông còn được biết đến do:
Do thay đổi nội tiết tố: Nữ giới dễ bị mụn nhọt ở mông nhiều hơn so với nam giới bởi nội tiết tố ở nữ giới rất dễ bị thay đổi tại các thời điểm như trong chu kỳ kinh nguyệt hay giai đoạn mang thai. Làn da ở vùng mông dày hơn các vùng khác, vì thế khi nội tiết tố bị biến động sẽ làm cho tuyến dầu tại đây hoạt động mạnh mẽ hơn, lỗ chân lông bị quá tải và gây mụn nhọt.
Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng khiến chức năng gan suy giảm, từ đó việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khó khăn hơn, mụn nhọt xuất hiện không chỉ ở mông mà còn rất nhiều vùng da khác.
Do viêm nang lông: Trên mông có nhiều lỗ chân lông và khi bị kích ứng sẽ gây đỏ và sưng. Những vết sưng có đầu trắng, có thể khiến bạn rát ngứa và đau. Nguyên nhân do bạn chọn quần áo không phù hợp, những bộ trang phục quá bó, chất liệu vải không thoáng mát gây bí bách như nilon, polyester. Từ đó khiến viêm lỗ chân lông càng trở nặng và gây mụn nhọt.
Do căng thẳng, stress: Tình trạng này kéo dài dễ khiến cơ thể bị rối loạn một số chức năng, thậm chí mất ngủ. Điều này rất dễ gây mụn ở bất kỳ vị trí nào, không riêng vùng da mông.
Vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên cạo lông và tẩy lông: Việc thường xuyên mặc quần áo ẩm ướt, không thay quần nhỏ thường xuyên,…khiến vi khuẩn tự sinh sôi nảy nở, lỗ chân lông bị bít tắc do các chất bẩn và mồ hôi tồn đọng, dễ dàng gây ra mụn nhọt. Việc tự ý cạo lông, tẩy lông không đúng cách khiến làn da dễ bị tổn thương, không may cạo chệch một chút, gây xước, từ đó dẫn đến viêm nhiễm rồi sinh ra mụn nhọt.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ nổi mẩn đỏ ở bộ phân sinh dục là do đâu?
2. Dấu hiệu nhận biết mông xuất hiện mụn nhọt là gì?
Chưa có một kết luận cụ thể nào nói đến vấn đề mụn nhọt chỉ xuất hiện với nam hay nữ mà theo khảo sát mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến người lớn, phụ nữ mang thai, đàn ông, người già đều có nguy cơ cao bị mụn nhọt ở mông. Có 3 giai đoạn hình thành loại mụn nhọt này, bạn đọc nên chú ý:
Giai đoạn mới xuất hiện: Chỉ là những nốt nhỏ xuất hiện ở mông giống mụn trứng cá. Về sau thời gian dài những nốt này nhiễm khuẩn và chuyển dần sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn nặng: Vết mụn sưng to hơn, tấy đỏ, thấy được nhiều mủ ở giữa. Đây là thời điểm khó chịu và đau nhất đặc biệt lại là ở vị trí mông nên khi ngồi hoặc đè lên dễ bị vỡ và gây loét.
Giai đoạn chuyển mủ: Giai đoạn cuối cùng, các nốt nhọt đã “chín” và sẽ vỡ ra dù chỉ là một tác động nhẹ. Nếu bạn cho rằng cục nhọt đó vỡ ra đồng nghĩa với việc mông bạn không còn mụn nữa thì bạn đã nhầm. Khi nhọt vỡ ra, không được xử lý đúng cách và kịp thời thì dịch trắng trong nhọt dễ dàng lan ra các vùng da khác và tạo thành những nốt nhọt mới. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không xuất hiện giai đoạn này mà thay vào đó mụn sẽ sưng to hơn, thâm đen và biến thành loại mụn nhọt bị chai ở mông, khó khắc phục.
Bên cạnh đó còn đi kèm với các triệu chứng như:
- Mẩn đỏ khắp vùng mông.
- Sốt cao nhất là với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Sưng tấy, đau đớn dữ dội.
- Những trường hợp hiếm gặp hơn gồm có: Nhịp tim bị rối loạn, vị giác thay đổi.
3. Trị sẹo mụn nhọt ở mông từ nguyên liệu tự nhiên
Những nốt mụn nhọt nổi lên ở khu vực vòng ba sẽ không khiến bạn cảm thấy xấu hổ, tự ti trong giao tiếp hàng ngày nhưng lại gây cảm giác khó chịu, đau nhức và thời gian sau đó để lại sẹo rất xấu. Vì thế, bạn hãy bỏ ra một chút thời gian để tham khảo ngay một số cách trị sẹo mụn nhọt ở mông từ nguyên liệu tự nhiên và thuốc tây y, nó sẽ giúp cải thiện phần nào tình trạng đau nhức, thiếu thẩm mỹ mà bạn đang gặp phải.
Hiện nay có rất nhiều cách trị sẹo mụn nhọt ở mông tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên được mọi người tin tưởng, sử dụng. Chúng tôi sẽ liệt kê một vài nguyên liệu, bạn đọc có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình:
Nha đam: Từ xưa đến nay, nha đam đã trở thành một nguyên liệu quá quen thuộc trong công cuộc làm đẹp, nó không chỉ giúp làn da của bạn căng mịn mà nó còn giúp cải thiện cơn ngứa ngáy, khó chịu sau khi bị mụn nhọt ở mông. Đặc biệt phải kể đến là những thành phần trong nha đam như vitamin B1, C, A, E,…còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ vậy giúp ngăn chặn được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào các vết sẹo. Bạn có thể bôi trực tiếp gel lên nơi có sẹo mụn nhọt ở mông và để trong khoảng 15 phút rồi lau lại bằng khăn sạch.
Mật ong và bột trà xanh: Hòa tan bột trà xanh cùng mật ong, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thêm một vài giọt nước cốt chanh rồi lấy vỏ chanh nhúng vào hỗn hợp và thoa lên mông, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát, lau khô bằng khăn mềm mịn. Với cách làm này, chanh sẽ giúp bạn tẩy tế bào chết cho da và đồng thời bột trà xanh cùng mật ong kích thích tái tạo tế bào, giúp da sáng mịn hơn.
Khoai tây: Với thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây như canxi, kali, vitamin A, D, photpho,… Những chất này giúp ức chế quá trình lão hóa da, loại bỏ sẹo thâm do mụn nhọt gây ra. Cách sơ chế rất đơn giản, rửa sạch khoai tây, đem hấp rồi nghiền mịn, để nguội và đắp lên nơi có sẹo. Chờ đợi trong 15 phút và cuối cùng đi rửa sạch lại bằng nước ấm. Khoai tây giúp bạn có được làn da sáng mịn, dưỡng ẩm và đặc biệt là “đánh bay” các vết thâm của sẹo.
Rau má: Trong rau má có chứa hoạt chất Saponin giúp tái tạo da và làm lành vết thương kèm với đó là hoạt chất Triterpenoids làm mờ thâm sẹo. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch rau má rồi đem đi giã. Đắp phần bã lên nơi có thâm sẹo tầm 10 phút rồi đem rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra bạn có thể cho thêm vài thìa sữa chua để giúp cải thiện sắc tố da.
Ngải cứu: Không ai nghĩ rằng loại rau rẻ, dễ kiếm như này lại có công dụng tốt đối với các vết thâm sẹo cả nhưng đó lại là sự thật đã được khoa học nhận định. Các hoạt chất trong ngải cứu giúp làm tan máu đông do đó sẽ làm mờ các vết thâm sẹo do mụn nhọt để lại ở mông. Ngoài ra, chất tannin trong ngải cứu còn giúp bạn điều trị được vết thương ngoài da như mụn nước, mụn trứng cá. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và đem đi đun sôi để ngải cứu chín nhừ, tiết ra hết các hoạt chất. Sau đó lọc ra lấy phần nước, để nguội rồi mỗi sáng và tối dùng phần nước này thoa đều lên mông nơi có thâm sẹo mụn nhọt trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: mất thời gian chuẩn bị, hiệu quả chậm và chỉ có tác dụng làm mờ thâm sẹo chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Đọc thêm: Trị sẹo lồi bằng củ nghệ có tác dụng không?
4. Dùng thuốc tây y trị mụn nhọt ở mông
Chúng tôi có đưa ra một biện pháp khác tiết kiệm thời gian chuẩn bị hơn đó là dùng thuốc bôi ngoài da, dưới đây là 4 loại thuốc có tác dụng điều trị sẹo mụn nhọt ở mông, bạn đọc có thể tham khảo qua:
4.1 Thuốc Erythromycin 4%
Là loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide, dùng để điều trị mụn nhọt, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, tái tạo tế bào da
Thành phần chủ yếu: 4g Erythromycin base và các tá dược hydroxypropyl- cellulose, butylhydroxytoluene và ethyl alcohol 95%.
Cách dùng:
- Dùng theo chỉ định của bác sĩ, nên dùng trong khoảng 2-3 tháng đến khi hết nhọt, thâm sẹo.
- Làm sạch vùng da bị nhọt, thoa 1-2 lần/ngày.
- Tác dụng phụ: Dễ bong tróc, gây khô da, dễ bắt nắng khi sử dụng lâu.
Chống chỉ định:
- Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Những người bị rối loạn porphyrin.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
4.2 Thuốc Clindamycin 1%
Là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có tác dụng ngăn chặn quá trình hình thành protein của vi khuẩn, duy trì độ ẩm, tái tạo làn da sẹo thâm do mụn nhọt và được dùng để trị mụn nhọt ở mông trong những trường hợp nặng.
Thành phần chủ yếu: Là Clindamycin hydrochloride, được bào chế dưới dạng gel bôi và dạng viên nén.
Cách dùng:
- Vệ sinh sạch nơi vùng da bị nhọt, lau khô bằng khăn mềm.
- Bôi một lớp mỏng 2-3 lần/ngày.
- Không dùng quá 12 tuần.
Tác dụng phụ: Gây buồn nôn, phát ban, lột da, táo bón,…
Chống chỉ định:
- Những người dị ứng với thành phần của thuốc.
- Thận trọng khi sử dụng cho những người mắc bệnh thận, gan.
- Không dùng cho những người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
4.3 Thuốc Dapsone
Là loại kháng sinh dưới tên thuốc Aczone, thuộc nhóm Sulfone được sử dụng để điều trị mụn bọc, mụn mủ, mụn nhọt, sẹo thâm trong những trường hợp nặng.
Thành phần chủ yếu: Dapsone
Cách dùng:
- Làm sạch nơi có sẹo mụn nhọt, bôi một lớp mỏng lên da.
- Trường hợp bị nặng sử dụng 50mg/ngày.
- Tác dụng phụ: Khô, phát ban và rát da.
Chống chỉ định:
- Những người nhạy cảm với thành phần trong thuốc.
Cẩn thận sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
4.4 Thuốc Benzoyl peroxyd
Là loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị mụn nhọt, mụn bọc, mụn mủ. Thuốc có tác dụng làm giảm các axit béo tự do có trong tuyến bã nhờn, chống lại các vi khuẩn gây mụn.
Thành phần chủ yếu: Benzoyl peroxyd
Cách dùng: Sử dụng thuốc để bôi trực tiếp lên vùng da có sẹo mụn nhọt 2-3 lần/ngày và nên bôi một lớp thật mỏng nhẹ tránh da bị bí.
Tác dụng phụ: Thuốc dễ gây kích ứng, mẩn ngứa, lột da với những làn da quá nhạy cảm, mỏng, da dễ bị bắt nắng.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng cho những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Thận trọng sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
4.5 Thuốc Acid Azelaic
Thuộc nhóm thuốc axit dicarboxylic, thường được sử dụng để trị mụn nhọt mức độ trung bình. Thuốc giúp da sản xuất ra tế bào mới, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng và chống lại vi khuẩn tích tụ sâu dưới da.
Thành phần chủ yếu: Azelaic acid có nguồn gốc tự nhiên, xuất hiện nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mỳ, lúa mạch.
Cách dùng:
Làm sạch da bằng nước rồi lấy khăn mềm thấm khô.
Thoa một lớp mỏng nhẹ vào nơi có sẹo mụn 2 lần/ngày.
Nếu cảm thấy ngứa rát, kích ứng thì giảm xuống bôi 1 lần/ngày hoặc tạm ngưng.
Tác dụng phụ: Gây ngứa, kích ứng đỏ và nóng bừng khi mới điều trị.
Chống chỉ định:
Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Không dùng nhiều cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
5. Phòng ngừa mụn nhọt ở mông quay trở lại, nên có biện pháp gì?
Mụn nhọt ở mông thường hay xuất hiện vì đó là vùng được bảo vệ rất kĩ và thường bị bí nhưng tuy nhiên có rất nhiều cách điều trị và loại bỏ mụn. Nhưng các nốt mụn nhọt ấy cũng rất dễ quay lại nên việc để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để có thể hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này lặp đi lặp lại, sau khi khỏi mụn nhọt các bạn cần lưu ý một số cách sau đây:
Sử dụng các loại giấy vệ sinh không chứa thuốc nhuộm, không hương liệu: Trong giấy vệ sinh chứa hàm lượng lớn thuốc nhuộm cũng như hương liệu rất dễ gây kích ứng cho da, nhẹ sẽ gây mụn li ti, nặng có thể dẫn đến mụn nhọt, viêm loét.
Vệ sinh mông hằng ngày: Mông là bộ phận thường tích tụ một lượng lớn chất nhờn, rất khó để vệ sinh nếu để quá lâu ngày. Nếu bạn không vệ sinh kĩ sẽ gây ra mụn vậy nên hãy tìm hiểu kĩ và lựa chọn loại sữa tắm, kem tẩy tế bào chết cũng như sữa dưỡng thể phù hợp, không chứa thành phần gây kích ứng cho da.
Lựa chọn quần áo phù hợp: Quần áo quá bó sẽ làm cho máu lưu thông kém, da ma xát trực tiếp trên da dễ đổ mồ hôi, gây bít tắc các lỗ chân lông. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn những loại quần áo rộng rãi 1 chút, có chất liệu vải thoát mồ hôi, vải cotton mềm mại để da “dễ thở” hơn đồng thời nên thay đồ thường xuyên.
Đừng ngồi một chỗ quá lâu: Ngồi lâu sẽ khiến mông bị bí và tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn so với các bộ phận khác vì vậy nên vận động thường xuyên, đối với dân văn phòng thì việc đứng lên ngồi xuống là cần thiết, vừa giúp máu lưu thông tốt vừa hạn chế được tình trạng mụn nhọt.
Bổ sung vitamin: Bạn nên bổ sung vào cơ thể lượng vitamin B5, C, E, A hay selen, omega 3 giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa mụn nhọt xuất hiện. Những loại thực phẩm bạn nên bổ sung gồm: cá hồi, ớt chuông đỏ, măng tây, gan động vật, nấm, thịt bò, cá thu,…
Tránh những thực phẩm gây mụn: Để hạn chế tình trạng mụn nhọt ở mông, bạn nên tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt. Ngoài ra, bạn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thường xuyên tập thể dục.