Cồn là một trong những dung dịch sát khuẩn phổ biến và rộng rãi. Nó còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm hay để làm chất đốt đồ khô hay lẩu nướng. Nếu trong quá trình sử dụng, nếu bất cẩn thì bỏng cồn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy bị bỏng cồn phải làm sao để sơ cứu kịp thời? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để trả lời thắc mắc cho mình nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây nên tình trạng bỏng do cồn
Vốn là một loại bazơ mạnh, có khả năng tiêu diệt hết tất cả mọi vi khuẩn ngoài da nên khi cháy ethanol có trong cồn bay lên hình thành nên một không gian khí dễ bắt lửa. Khi sử dụng cồn sát khuẩn ngoài da sẽ không bao giờ xảy ra tình trạng bỏng. Mọi người bị bỏng khi cồn bén vào ngọn lửa và tạo thành chất đốt.
Nhiều trường hợp bị bỏng khi nướng mực, sử dụng bếp nướng, bếp lẩu hay cháy nổ cồn trong các phòng thí nghiệm. Bỏng cồn vô cùng nguy hiểm bởi nó tồn tại ở dạng chất lỏng nên nó bắt cháy và lan rộng rất nhanh.
Lửa do cồn thường có màu xanh nhạt vì vậy mọi người rất khó để phát hiện dưới ánh sáng mặt trời. Điều này, gây bỏng cho nhiều người do không hề hay biết đến sự hiện diện của ngọn lửa màu xanh nhạt. Những ngọn lửa do cồn gây ra thường rất khó dập tắt. Do đó, tất cả mọi người nên cẩn trọng khi sử dụng cồn để tránh gây bỏng cho mình và những người xung quanh.
Những biến chứng do bỏng cồn gây nên
Khi bị bỏng cồn phải làm sao là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi bị bỏng cồn. Bởi dù nặng hay nhẹ tình trạng này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Một số biến chứng nguy hiểm khi bị bỏng cồn mà người bệnh không nên chủ quan như:
- Khiến vùng da bị tổn thương chuyển thành vùng da hở. Các vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập và phát triển thành các nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm trùng máu là một trong những nguy cơ có thể xảy ra. Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh rất dễ bị sốc hoặc tử vong khi nhiễm trùng máu nặng.
- Xuất hiện sẹo thâm, sẹo lồi lõm là một trong những di chứng phổ biến khi người bệnh bị bỏng cồn. Các mức độ nặng nhẹ phụ thuộc nhiều vào yđộ sâu của các tổn thương. Nếu mức độ nhẹ thì nguy cơ để lại sẹo rất thấp. Và ngược lại nếu tổn thương nghiêm trọng thì việc bạn phải đối mặt với những vết sẹo là rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, “bị bỏng cồn phải làm sao?” là một câu hỏi được đặt ra nhiều bởi mọi người cùng muốn tìm ra cách xử lý khoa học để tránh bị các sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
- Tại các vị trí xảy ra bỏng cồn sẽ khiến các chức năng bị giảm thiểu. Chẳng hạn khi bỏng ở bàn tay thì người bệnh có nguy cơ co rúm đốt và khớp ngón tay. Rất nhiều người phải điều trị và kết hợp nẹp tay trong trường hợp này.
- Gây mất thẩm mỹ do các vết sẹo khi bị bỏng cồn để lại. Nếu ở những vị trí dễ thấy như mặt, cổ,…cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
- Không chỉ để lại nhiều vấn đề về sức khỏe, hậu quả của bỏng còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc khi làm những công việc yêu cầu cao về ngoại hình.
- Khi bị bỏng quá sâu, diện tích rộng thì người bệnh rất dễ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Các biện pháp phòng ngừa
- Nên nướng đồ ăn bằng bếp cồn. Tuyệt đối không nên đổ cồn ra đĩa gây tình trạng bỏng
- Chỉ nên lấy và sử dụng một lượng cồn vừa đủ. Tránh trường hợp đổ quá nhiều và đổ ra xung quanh
- Nên dùng đóm và giấy để châm lửa. Nếu dùng bật lửa hoặc diêm bởi bạn sẽ rất dễ bị bỏng tay.
Cách xử lý khi bị bỏng cồn
Vốn là một loại bỏng nguy hiểm nên khi bị bỏng cồn phải làm sao để thực hiện sơ cứu đúng cách. Người bệnh có thể tham khảo các cách xử lý sau đây:
Loại bỏ các tác nhân gây bỏng
Sau khi bị bỏng, việc đầu tiên người bệnh cần làm là cởi bỏ quần áo hay giày, dép trên cơ thể để tránh nguy cơ thấm cồn và bốc cháy nhiều hơn. Ngoài quần á thì trang sức cũng nên tháo dỡ khi bạn bị bỏng. Bởi những món đồ trang sức cứng cũng rất dễ gây nên hiện tượng phồng nước.
Sau khi đã tháo những vật không cần thiết và gây nguy hiểm, người bệnh cần được đưa ra khỏi khu vực chứa cồn và dập tắt lửa bằng nước lạnh. Lượng nước này sẽ giúp cho nồng độ cồn loãng ra và không thể cháy nữa.
Ngâm và rửa vết bỏng trong nước mát
Bước tiếp theo sau khi loại bỏ các tác nhân gây bỏng thì người bị bỏng cần được ngâm vết bỏng cồn vào nước lạnh càng nhanh càng tốt. Bởi nếu bạn được ngâm càng sớm càng tốt thì vết bỏng sẽ tránh được các nguy cơ tổn thương nặng hơn.
Đặc biệt, khi vết bỏng được ngâm trong nước sẽ giảm được đau rát và tổn thương sâu. Tuy nhiên, bạn nên ngâm trong nước mát từ 15 – 20 phút để đạt được những kết quả tốt nhất cho làn da.
Tránh tiếp xúc nhiều vào vết bỏng
Để vết bỏng tránh bị viêm nhiễm thì mọi người cần ngăn chặn mọi tiếp xúc từ môi trường bên ngoài. Với những vết bỏng bị trầy da thì càng cần được bảo vệ, bởi vi khuẩn hoàn toàn có thể thông qua vị trí hở da để xâm nhập vào.
Ngoài ra, ngay cả những vết bỏng chưa bị lột da thì vùng da vẫn cần được bảo vệ. Nếu người bệnh không bảo vệ vết bỏng thì ngu cơ va chạm nhẹ cũng sẽ gây tổn thương cho các mô mềm bên trong da.
Cần được thăm khám và xử lý kịp thời tại các cơ sở y tế
Với những vết bỏng cồn có mức độ nặng nề thì bạn cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị chuyên sâu. Tránh để tính trạng viêm nhiễm, hoại tử vết bỏng hay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.
Hướng dẫn cách chăm sóc vết bỏng cồn
Bị bỏng cồn phải làm sao? Chăm sóc tại nhà như thế nào? là những thắc mắc chúng của rất nhiều người khi bị bỏng. Với những vết bỏng cồn không quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể xử lý và chăm sóc tại nhà. Bạn cũng có thể áp dụng những biện pháp đơn giản bằng các nguyên liệu tự nhiên hay những loại gel trị bỏng.
Chăm sóc vết bỏng bằng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn
- Nha đam: Khi sử dụng nha đam, vết bỏng sẽ được làm mát. Nguyên liệu này sẽ cấp ẩm để vùng da bị bỏng do cồn không để lại biến chứng. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này thì người bệnh cần chú ý nhiều đến khâu vệ sinh.
- Mật ong: Đây được xem là một loại “kháng sinh” tự nhiên để chăm sóc cho vết bỏng cồn tránh đau rát. Bạn chỉ cần sử dụng một miếng bông mềm thấm đều mật ong và bôi lên vết bỏng nhiều lần. Thế nhưng, nếu vết bỏng có dấu hiệu trầy xước thì người bệnh không nên dùng mật ong.
- Đắp các lát khoai tây: Đây là một phương pháp điều trị phổ biến khi bị bỏng cồn. Khoai tây mang đến công dụng cấp nước, làm mát và hạn chế biến chứng khi vết bỏng lành. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cắt và đắp lát khoai tây vào vết thương.
Chăm sóc vết bỏng bằng gel
Ngoài các nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể sử dụng các loại gel để tránh sẹo và những vết thâm gây mất thẩm mỹ. Có rất nhiều loại gel trên thị trường nhưng bạn nên chọn một loại gel an toàn và đem lại hiệu quả khi điều trị bỏng. Bởi không phải loại gel nào cũng có thể phù hợp với loại da của mình.
Bị bỏng cồn phải làm sao? không phải người bệnh nào cũng có thể xử lý đúng cách. Do đó, mỗi người bệnh cũng cần có những kiến thức cần thiết dành cho mình. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp, các bạn có thể chọn ra một biện pháp chăm sóc vết bỏng cồn hiệu quả nhất cho mình.
Tham khảo chi tiết: Bật mí các phương pháp trị sẹo bỏng hiệu quả cao