Nhiều loại lá trồng trong vườn nhà được ví như các loại thảo dược quý trị cảm cúm cho trẻ nhỏ. Phương pháp đơn giản này đã được các bà, các mẹ áp dụng từ ngàn đời nay. Để giải đáp được thắc mắc bé bị cảm cúm tắm lá gì, mời cha mẹ cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây.
Mục lục
Bé bị cảm cúm – Nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc bé bị cảm cúm tắm lá gì, cha mẹ hãy tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảm cúm ở trẻ. Sức đề kháng được coi như “hệ thống phòng thủ” giúp cơ thể chống chọi lại các tác nhân xấu từ môi trường. Cơ thể có sức đề kháng càng khỏe thì càng hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, cảm cúm là bệnh thường gặp nhất và xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ.
Trẻ em có hệ miễn dịch còn non nớt nên rất dễ bị cảm cúm. Nhất là vào giai đoạn giao mùa hay đột ngột chuyển lạnh, cơ thể chưa thích ứng kịp dẫn tới bị cảm cúm. Căn bệnh này xuất phát từ một loại virus lạ xâm nhập vào cơ thể và khiến cho một số bộ phận (họng, múi, phổi) bị tổn thương. Ở giai đoạn nhẹ, diễn biến của bệnh không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi tình trạng cảm cúm trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các biểu hiện cảm cúm dễ nhận biết ở trẻ nhỏ
Trẻ em có thể bị cảm cúm vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Bởi vậy, cha mẹ cần nhận biết các triệu chứng kịp thời để áp dụng các giải pháp chữa bệnh. Một số biểu hiện phổ biến như sau:
- Trẻ bị sốt từ 38 độ trở lên trong nhiều giờ liên tục. Toàn thân nóng ran hoặc ớn lạnh, run lẩy bẩy.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho khan. Mỗi đợt ho của trẻ kéo dài theo từng cơn và cảm giác có đờm trong cổ họng.
- Nôn trớ, da vàng vọt, xanh xao và đi ngoài liên tục khi chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
- Cơ thể trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc và bỏ ăn cho dù đang rất đói.
- Cảm giác có áp lực nặng tác động vào vùng đầu.
Đọc thêm: Có nên tắm cho trẻ sơ sinh lúc 12h trưa?
Bé bị cảm cúm tắm lá gì để mau chóng khỏe mạnh?
Khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ cảm thấy rất lo lắng. Nhiều bậc phụ huynh đến các hiệu thuốc tân dược để mua thuốc Tây y chữa cảm cúm cho con. Phương pháp này hiệu quả nhanh nhưng không đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Trong thuốc Tây y có các thành phần kháng sinh. Loại thuốc này được khuyến cáo nên thận trọng dùng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng các loại lá thảo dược trong tự nhiên có tác dụng chữa cảm cúm đẻ giúp cơ thể con khỏe mạnh.
Lá tía tô trị cảm cúm cho trẻ nhỏ
Bé bị cúm tắm lá gì? Lá tía tô luôn là ưu tiên hàng đầu cho các bậc phụ huynh lựa chọn. Loại lá này thuộc họ bạc hà, có tính hơi ấm. Ngoài công dụng tiêu trừ mụn nhọt, dị ứng, chàm sữa ở trẻ nhỏ… lá tía tô còn được biết đến là “thần dược” giải cảm. Khi tắm cho trẻ bằng lá tía tô, quá trình thoát mồ hôi của cơ thể diễn ra rất nhanh. Nhờ đó, cơn sốt của trẻ hạ dần và một số triệu chứng dần biến mất như: Ho, nghẹt mũi, mệt mỏi…
Bài thuốc trị cảm cúm từ lá tía tô rất đơn giản. Bạn rửa sạch một nắm lá tía tô tươi rồi cho vào một xoong nước đun nóng. Sau đó, hòa nước vừa đun sôi với một lượng nước lạnh vừa đủ để cho bé tắm. Nếu không có sẵn lá tía tô tươi, bạn có thể tận dụng nguyên liệu phơi khô. Loại lá này rất lành tính nên mẹ có thể đun nước tắm hàng ngày cho trẻ.
Bé bị cảm cúm tắm lá gì? Lá trầu không
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ bằng lá trầu không đã được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Loại lá này có vị hơi cay, tính ấm nên có tác dụng trị dứt điểm các cơn ho khan, ho có đờm. Đồng thời, nó giúp trẻ khỏi cảm cúm mà không cần sử dụng thuốc Tây y. Quy trình chuẩn bị nước tắm cho trẻ từ lá trầu như sau:
- Bước 1: Rửa sạch và vò nát khoảng 5-7 lá trầu không và cho vào đun trong nước.
- Bước 2: Đun nước cho đến khi sôi khoảng 100 độ C thì tắt lửa.
- Bước 3: Chuẩn bị sẵn một chậu nước lạnh để pha cùng nước lá trầu nóng. Nhiệt độ nước sau khi pha khoảng 40 độ C.
- Bước 4: Tắm cho bé bằng lá trầu và không cần tráng lại bằng nước trắng.
Đọc thêm: Xông nước bồ kết cho bé sơ sinh có tốt không?
Trị cảm cúm cho trẻ từ lá ngải cứu
Nếu cha mẹ đang tìm kiếm phương pháp an toàn chữa cảm cúm cho con nhỏ thì không nên bỏ qua lá ngải cứu. Trong loại lá này có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt giúp “đánh bay” các cơn ho và hạ sốt. Đồng thời, tình trạng ghẻ lở hoặc các mụn mẩn ngứa trên da trẻ cũng nhanh chóng lặn bớt. Thao tác sử dụng lá ngải cứu để chế biến thành nước tắm cho trẻ như sau:
- Bước 1: Dùng một nắm lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào một chiếc xoong đã rửa sạch.
- Bước 2: Đổ khoảng 3 lít nước và đun cho đến khi còn 2 lít nước thì tắt bếp.
- Bước 3: Thêm một chút nước nguội hòa cùng nước lá ngải cứu đã đun sôi. Cha mẹ cần lưu ý rằng tắm cho trẻ ở nơi sạch sẽ, kín gió để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Bé bị cảm cúm tắm bằng lá sài đất
Nghiên cứu của Đông y đã chỉ ra những tác dụng của lá sài đất. Loại lá này có tính mát, vị hơi chua nên được sử dụng làm nước tắm cho trẻ. Sau vài lần tắm nước lá sài đất, các triệu chứng của cảm cúm sẽ không còn nữa. Đồng thời, da trẻ trở nên mịn màng và sạch sẽ hơn. Hiện tượng bị chàm sữa hay hăm da ở một số vị trí trên cơ thể (háng, kẽ đùi, chỗ gập khuỷu tay…) được chữa trị hiệu quả.
Để tắm cho con bằng nước lá sài đất, cha mẹ cần chuẩn bị một nắm lá tươi. Hoặc bạn có thể bỏ phần rễ và tận dụng cả cây để đun nước tắm. Loại cây này thường mọc lan sát đất ở bờ ruộng, bờ đường hoặc trong vườn nhà. Do đó, cha mẹ cần chọn lá sạch không bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa học. Chỉ cần kiên trì tắm cho trẻ hàng ngày, cha mẹ sẽ không mất tiền mua thuốc mà vẫn trị được cúm cho con.
Lá bạc hà giúp trị dứt điểm cảm cúm
Từ xưa đến nay, lá bạc hà được ông cha ta sử dụng trong bài thuốc trị cảm cúm. Nó không chỉ loại bỏ triệu chứng đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi mà còn hỗ trợ chữa cảm cúm cho con nhỏ. Hàng ngày, mẹ hái khoảng 7-10 lá bạc hà tươi, sạch để đun nước tắm. Mẹ có thể chờ nước nóng nguội bớt hoặc pha cùng nước lạnh. Các thành phần của lá bạc hà không gây hại cho sức khỏe hay có tác dụng phụ đối với trẻ nhỏ.
Trẻ bị cảm cúm trị bằng lá sả
Bé bị cảm cúm tắm lá gì khỏi nhanh nhất luôn là thắc mắc của các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ. Lá sả có tính chất ấm nên có tác dụng long đờm và cắt dần những cơn sốt. Khi nhiệt độ cơ thể giảm bớt, trẻ không còn có cảm giác mệt mỏi. Tình trạng nôn ói, biếng ăn cũng được cải thiện đáng kể. Các bước cơ bản giúp mẹ chuẩn bị nồi nước lá sả chất lượng như sau:
- Bước 1: Cắt phần lá của khoảng 10 cây sả tươi. Cha mẹ cần quan tâm đến mức độ sạch, an toàn của lá.
- Bước 2: Đổ khoảng 5 lít nước sạch và cho lá sả vừa chuẩn bị vào một chiếc xoong.
- Bước 3: Đun xoong nước trên lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
- Bước 4: Mở vung xoong và đổ nước ra một chiếc thau lớn để nước nhanh nguội.
- Bước 5: Tắm cho trẻ trong vòng 5 phút và nhanh chóng lau khô người.
Tham khảo thêm: Tắm cho bé bằng nước gừng có tác dụng gì?
Tắm lá thảo dược chữa cảm cúm cho trẻ cần lưu ý gì?
Công dụng của các loại lá thảo dược giúp trị cảm cúm đã được lưu truyền trong dân gian. Đa số các loại lá này đều có tác dụng hiệu quả đối với các triệu chứng ở trẻ nhỏ. Phương pháp này tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn và rẻ tiền. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây để sức khỏe luôn ổn định. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra nhiệt độ nước kỹ lưỡng, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Không để cơ thể trẻ ngâm nước quá lâu vì rất dễ dẫn đến cảm lạnh.
- Tắt quạt hoặc điều hòa trước khi tắm cho trẻ để tránh gió. Vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết thay đổi, cha mẹ nên sử dụng máy sưởi giúp làm ấm không khí.
- Tắm từng phần trên cơ thể trẻ để tránh tình trạng bệnh thêm trở nặng hơn.
Hy vọng với những thông tin chuyên gia cung cấp trên đây, cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc bé bị cảm cúm tắm lá gì. Hãy tận dụng ngay các loại lá trong vườn nhà để chăm sóc sức khỏe cho con yêu. Chúc bé yêu luôn phát triển toàn diện.