Tin sức khỏe https://tinsuckhoe.org Chuyên trang cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cộng đồng Sun, 12 Jan 2025 05:44:37 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.2 Răng sứ toàn sứ là gì? Có những loại nào? https://tinsuckhoe.org/rang-su-toan-su-10755/ https://tinsuckhoe.org/rang-su-toan-su-10755/#respond Sun, 12 Jan 2025 05:44:37 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10755 Răng sứ toàn sứ là một trong những giải pháp phục hình răng phổ biến, được nhiều người lựa chọn để cải thiện vẻ đẹp nụ cười và phục hồi chức năng ăn nhai. So với các loại răng sứ truyền thống, răng sứ toàn sứ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ, độ bền và sự tương thích với mô nướu tự nhiên. Vậy răng sứ toàn sứ là gì và có những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cái nhìn rõ ràng hơn về các lựa chọn răng sứ hiện nay.

Răng toàn sứ là gì?

Răng sứ toàn sứ là loại răng giả được chế tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất, từ lớp sườn bên trong cho đến lớp men bên ngoài. Điều này khác biệt so với răng sứ kim loại, loại răng có khung sườn làm từ hợp kim kim loại (như Crom-Coban, Niken-Crom, hoặc kim loại quý như vàng, platinum, palladium) và bên ngoài được phủ một lớp sứ.

Theo nghiên cứu, độ cứng của răng toàn sứ gấp 1,6 lần so với kim loại.

Trong quá trình thiết kế, nhờ việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến Laser mà độ chuẩn xác của răng ở mức tối đa, vừa khít với cấu trúc hàm. Dựa trên công nghệ hiện đại nên răng toàn sứ tương thích hoàn hảo trong môi trường khoang miệng, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Hiện nay, số lượng người ưu ái lựa chọn phương pháp này ngày càng tăng cao là do răng toàn sứ hội tụ đầy đủ các đặc tính tự nhiên như răng thật, độ bền ổn định và độ vừa khít lý tưởng.

Ưu điểm và hạn chế của răng toàn sứ

Dòng răng toàn sứ có một số ưu điểm và nhược điểm dưới đây:

  • Răng toàn sứ có lịch sử ra đời sau dòng răng sứ kim loại vì thế đã khắc phục hoàn hảo nhiều khuyết điểm như không bị biến đổi màu khi sử dụng lâu ngày, không bị đen chân răng sau thời gian dài sử dụng. Màu sắc răng toàn sứ đa dạng, tùy theo sở thích khách hàng có thể lựa chọn phù hợp.
  • Độ tương thích sinh học cao, không gây ảnh hưởng đến các bộ phận lưỡi, nướu… trong khoang miệng. Trải qua quy trình kiểm định gắt gao chứng minh an toàn đối với sức khỏe người dùng.
  • Tuổi thọ cao, duy trì chế độ chăm sóc, vệ sinh hợp lý thậm chí kéo dài tới 20 năm thậm chí lâu hơn.

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng răng toàn sứ vẫn tồn tại nhược điểm là giá thành cao do chế tác bằng công nghệ hiện đại trên máy tính cùng vật liệu cao cấp đắt tiền. Tuy nhiên nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức đi lại về sau khách hàng nên lựa chọn răng toàn sứ thay cho răng sứ kim loại.

Răng toàn sứ có mấy loại?

Trên thị trường, có rất nhiều loại răng toàn sứ với chất lượng cũng như giá thành khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến các bạn một số loại răng sứ toàn sứ hiện nay: Zirconia, DDBio HT, Cercon HT và Nacera 9 MAX. Đây cũng là những dòng răng sứ toàn phần tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Răng sứ Zirconia

Răng sứ Zirconia là một loại răng sứ toàn sứ cao cấp, được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu Zirconium Dioxide (ZrO2), một loại oxit của zirconium. Đây là một loại vật liệu rất cứng chắc, bền bỉ và có màu trắng tự nhiên. Điểm đặc biệt của Zirconia là nó không chứa bất kỳ thành phần kim loại nào, từ sườn răng bên trong đến lớp men sứ bên ngoài đều được làm từ sứ Zirconia nguyên chất.

Răng sứ Zirconia được cấu tạo hoàn toàn từ sứ Zirconia, bao gồm:

  • Khung sườn: Được làm từ Zirconia nguyên khối, tạo nên độ cứng chắc và khả năng chịu lực nhai tốt cho răng.
  • Lớp men sứ bên ngoài: Được phủ lên khung sườn Zirconia, tạo màu sắc tự nhiên, độ trong mờ và độ bóng giống như răng thật.

Răng sứ DDBio HT

Răng sứ DDBio HT là một dòng răng sứ toàn sứ cao cấp được sản xuất bởi tập đoàn Dental Direkt của Đức. Dòng răng sứ này được đánh giá cao về chất lượng, tính thẩm mỹ và độ bền. “HT” trong tên gọi có thể viết tắt cho “High Translucency” (Độ trong mờ cao), ám chỉ khả năng ánh sáng xuyên qua răng, tạo vẻ tự nhiên như răng thật.

Bên cạnh đó, với thiết kế sườn và chụp hoàn toàn bằng sứ nên khi sử dụng trong môi trường miệng sẽ không bị oxy hóa, không gây đen phần viền nướu.

Răng sứ Cercon HT

Đây là loại răng sứ có khả năng phục hình ở rất nhiều vị trí khác nhau, bao gồm răng cửa và răng hàm. Răng sứ Cercon HT được thiết kế bằng công nghệ CAD/ CAM – công nghệ chế tác răng sứ tiên tiến nhất hiện nay, với mức độ chính xác cao, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt.

Màu sắc răng sứ trắng trong, hoàn toàn không bị đục do khối sứ được nung ở nhiệt độ cao.

Răng sứ Cercon HT được các chuyên gia nha khoa đánh giá rất cao về chất lượng và nhận được sự yêu thích của nhiều khách hàng.

Răng sứ Nacera 9 MAX

Đây là dòng răng sứ cao cấp có đến 16 tông màu khác nhau, đảm bảo phù hợp với màu sắc răng thật của nhiều đối tượng khách hàng. Điểm đặc biệt của loại răng sứ này là 9 lớp sứ cực mỏng được đắp chồng lên nhau, mang đến độ cứng chắc, độ sáng bóng và tính thẩm mỹ vượt trội hơn rất nhiều loại răng sứ toàn sứ khác.

Nếu chăm sóc tốt, thì tuổi thọ của răng sứ Nacera 9 MAX lên đến 20 năm.

Tham khảo: Chi phí bọc răng sứ trọn gói

Sử dụng răng toàn sứ có tốt cho sức khỏe răng miệng không?

Ngoài thắc mắc răng toàn sứ là gì thì nhiều người cũng quan tâm đến câu hỏi liệu lắp răng toàn sứ có thực sự tốt đối với sức khỏe hay không. Theo các bác sĩ đầu ngành, răng toàn sứ hoàn toàn lành tính đối với người sử dụng.

Dòng răng này được đánh giá như một tiến bộ vượt bậc của ngành nha khoa giúp khắc phục nhiều khuyết điểm liên quan đến răng miệng. Đó là nguyên nhân tại sao các bác sĩ thường khuyên khách hàng nên lựa chọn sử dụng răng toàn sứ để bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hỏi đáp: Bọc răng sứ cho người 14 tuổi có được không?

Quy trình phục hình răng toàn sứ diễn ra như thế nào?

Toàn bộ công đoạn gắn răng toàn sứ diễn ra theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành thăm khám tổng quát đồng thời kiểm tra sức khỏe

Trước khi bắt đầu quy trình gắn răng toàn sứ, khách hàng cần trải qua hàng loạt các kiểm tra cần thiết. Trong trường hợp gặp phải các bệnh lý viêm nhiễm thì buộc phải khắc phục triệt để. Dựa theo tình trạng thực tế, cấu trúc răng và điều kiện kinh tế của khách hàng bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp.

Bước 2: Thực hiện gây tê, mài cùi răng đồng thời kiểm tra khớp cắn

Bác sĩ tiến hành gây tê để khách hàng cảm thấy thoải mái trong quá trình tiến hành thủ thuật. Dựa theo tình trạng răng cụ thể mà mức độ mài cùi ít hay nhiều. Quy trình này cần được bác sĩ dày dạn kinh nghiệm đảm nhận vì ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.

Bước 3: Lấy dấu răng chuyển đến phòng Labo

Khi đã hoàn thành quá trình mài răng, dấu răng được lấy và gửi trực tiếp đến phòng Labo. Kỹ thuật viên tại đây sẽ thực hiện công việc chế tác răng sứ dựa trên công nghệ hiện đại CAD/CAM.

Bước 4: Bác sĩ tiến hành kiểm tra và bắt đầu gắn răng sứ cố định

Sau quy trình lấy dấu răng, răng sứ sẽ được gắn thử. Nếu đảm bảo phù hợp tất cả các tiêu chí cân xứng khớp cắn, thẩm mỹ thì bác sĩ gắn cố định răng toàn sứ lên cung hàm bằng chất liệu keo dính chuyên dụng trong nha khoa.

Cách chăm sóc răng toàn sứ đem lại hiệu quả sau phục hình

Một số lưu ý về cách chăm sóc răng toàn sứ sau đây sẽ giúp tính thẩm mỹ được nâng cao và duy trì lâu dài hơn:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn mảng bám, chải răng nhẹ nhàng tránh làm tổn thương nướu.
  • Vệ sinh thường xuyên bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tránh sử dụng đồ ăn quá cứng, nhiệt độ quá cao hoặc thấp gây ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ.

Địa chỉ làm răng sứ an toàn, chất lượng

Nha khoa Thúy Đức là địa chỉ nha khoa lâu đời, đã hoạt động được 16 năm, được hàng ngàn người tin tưởng và lựa chọn là địa chỉ chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng đầu.

Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn

BS Nguyễn Thanh Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, 8 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý răng miệng: Cấy ghép implant, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, điều trị tuỷ,…

Mỗi năm, bác sĩ Tuấn thực hiện trung bình:

  • 300 ca cấy ghép implant mỗi năm
  • 500 ca bọc răng sứ
  • 7000 ca răng khôn từ khó đến phức tạp
  • Và hàng ngàn ca điều trị tuỷ, nha chu,..

Cơ sở vật chất hiện đại, máy móc đời mới nhất

  • Là nha khoa đầu tiên sở hữu máy quét dấu răng iTero 5D cho kết quả niềng răng trong 60s, kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng mà chụp X-quang có thể không thấy được.
  • Máy điều trị tủy Endomatic
  • Máy chụp X – quang Vatech Pax-i, máy nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
  • Công nghệ niềng răng mắc cài thông minh Damon hiện đại
  • Phòng khám vô trùng theo tiêu chuẩn của bộ Y tế

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp

  • Đón tiếp chu đáo, nhiệt tình
  • Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách tự chăm sóc răng miệng chu đáo
  • Nhắn tin nhắc nhở lịch hẹn tái khám của khách

Có thể nói răng chết tủy để lại nhiều hậu quả nguy hiểm tới răng miệng và sức khỏe của bản thân. Để ngăn chặn điều này, bạn chỉ cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Điều này giúp phát hiện kịp thời khi tủy răng vừa bị tổn thương và có thể phục hồi một cách đơn giản, an toàn hơn.

Những thông tin chia sẻ trên đã giải đáp thắc mắc của người dùng về vấn đề răng toàn sứ là gì, lợi thế nổi bật, các loại răng nguyên sứ được dùng phổ biến. Với ưu điểm sứ nguyên chất càng làm tăng tính thẩm mỹ và độ an toàn đối với khách hàng sử dụng.

]]>
https://tinsuckhoe.org/rang-su-toan-su-10755/feed/ 0
Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi – có nên tin? https://tinsuckhoe.org/chua-trao-nguoc-da-day-bang-toi-10613/ https://tinsuckhoe.org/chua-trao-nguoc-da-day-bang-toi-10613/#respond Fri, 07 Jun 2024 03:47:31 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10613 Tỏi không chỉ làm dậy mùi thơm cho những món ăn hàng ngày, mà còn được dân gian lưu truyền với công dung chữa bệnh trào ngược dạ dày. Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn thực hư về công dụng của tỏi với bệnh trào ngược dạ dày nhé!

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà

Dưới đây là một sốc cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trên internet:

Tỏi kết hợp mật ong

Cách làm:

  • Bạn đem tỏi đi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Đổ mật ong nguyên chất cho ngập tỏi rồi đậy kín nắp.
  • Đem hũ đi bảo quản ở nơi khô thoáng khoảng 3 tuần là có thể dùng được.
  • Mỗi lần sử dụng, bạn ăn khoảng 2-3 tép tỏi hoặc pha 1 thìa tỏi mật ong với cốc nước ấm.

Tỏi kết hợp gừng

Cách làm như sau:

  • Bóc vỏ và rửa sạch tỏi với nước, thái lát.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
  • Đun nước sôi rồi cho 2 nguyên liệu trên vào đun khoảng 20 phút.
  • Khi nước cạn còn 1/3 thì bật nhỏ lửa, cho thêm mật ong khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Đợi đến khi hỗn hợp nguội thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần sử dụng chỉ uống 1 thìa hỗn hợp.

Tỏi kết hợp lá bạc hà

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị 1-2 tép tỏi và 50g lá bạc hà tươi đã được rửa sạch.
  • Ăn trực tiếp 2 nguyên liệu trên khoảng 2-3 lần/ ngày sau ăn.

Sử dụng tỏi đen

Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đen rất đơn giản: Bạn chỉ cần ăn trực tiếp khoảng 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối.

Rượu tỏi

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 50g tỏi và 100ml rượu trắng 45 độ.
  • Tỏi đem đi bóc vỏ, rửa sạch và ráo nước.
  • Thái tỏi thành những lát mỏng hoặc đập dập rồi cho vào lọ thủy tinh.
  • Đổ rượu vào để ngập tỏi rồi đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo.
  • Sau khoảng 10 ngày bạn có thể sử dụng, mỗi lần chỉ uống 1 thìa cafe, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có hiệu quả không?

Tỏi có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh về dạ dày nhưng lại không chữa được các bệnh về dạ dày. Tỏi chứa một lượng lớn allicin. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy allicin có thể chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori, làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày và có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nhất định. Tuy nhiên, bệnh dạ dày là một thuật ngữ chung, thường bao gồm viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, loét tá tràng, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày, và các bệnh về dạ dày khác, phác đồ điều trị cho từng bệnh là khác nhau và không thể chữa khỏi chỉ bằng cách ăn tỏi.

Xin khẳng định rằng tỏi chỉ là một loại thực phẩm thông thường, không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh nên không chữa được trào ngược dạ dày nói riêng hay các bệnh về dạ dày nói chung. Hơn nữa, bản thân tỏi là một loại thực phẩm gây kích ứng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày sau khi ăn, có thể khiến các vấn đề về dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Khi tìm hiểu các nguồn thông tin khác nhau trên internet về cách chữa trào ngược dạ dày, có nhiều trang web đưa ra khẳng định như “áp dụng cách chữa dạ dày bằng tỏi đều đặn sau 2-3 tuần sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt”. Thực tế, đây là những thông tin có phần nói quá sự thật và khẳng định vô căn cứ.

Tỏi là một loại thực phẩm tương đối phổ biến, thường được sử dụng làm gia vị khi nấu nướng hoặc làm các món ăn nguội, thêm một ít tỏi vào một cách thích hợp có thể cải thiện mùi vị của món ăn, có thể tăng cảm giác thèm ăn ở một mức độ nhất định và có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Bạn chỉ nên sử dụng nó ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng cho mục đích chữa bệnh, có thể gây ra những vấn đề không mong muốn.

Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên kịp thời điều trị y tế bằng nội soi dạ dày, xét nghiệm máu định kỳ và các xét nghiệm khác để chẩn đoán rõ ràng dựa trên kết quả xét nghiệm và thực hiện phương pháp điều trị khoa học và tiêu chuẩn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Và trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần hình thành thói quen ăn uống tốt, nhai chậm, chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, giảm ăn đồ sống, lạnh, nhiều dầu mỡ, cay, uống ít hoặc không uống trà, cà phê đặc, v.v. uống rượu, bỏ hút thuốc và uống rượu.

Nguồn tham khảo từ:

Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có hiệu quả không? – Hantacid.vn

]]>
https://tinsuckhoe.org/chua-trao-nguoc-da-day-bang-toi-10613/feed/ 0
7 bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân https://tinsuckhoe.org/bai-tap-cho-nguoi-bi-suy-gian-tinh-mach-chan-10597/ https://tinsuckhoe.org/bai-tap-cho-nguoi-bi-suy-gian-tinh-mach-chan-10597/#respond Fri, 12 Apr 2024 02:56:21 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10597 Có thể cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chi thông qua tập thể dục hay không? Câu trả lời là có, và thực tế, nó không hề phức tạp như bạn tưởng. Những bài tập đúng đắn, thực hiện một cách đều đặn, sẽ giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị. Hơn nữa, đây còn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của bệnh trong tương lai.

Bài tập cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân

Mục đích chính của các bài tập này là kích hoạt cơ bắp chân, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch.

Dưới đây là một số bài tập phù hợp bạn có thể tham khảo áp dụng để phòng ngừa và tập luyện trong giai đoạn điều trị giãn tĩnh mạch chân:

Bài tập 1:

Ngồi trên ghế, duỗi thẳng chân và thực hiện động tác xoay tròn cổ chân, lần lượt từng chân, 15 lần mỗi chân.

Bài tập 2:

Ngồi trên ghế, nâng gót chân trái lên đồng thời mũi chân tựa xuống sàn, chân phải nâng mũi chân lên và tựa bằng gót chân xuống sàn nhà. Thực hiện thay đổi tư thế giữa 2 chân 10 – 15 lần.

Bài tập 3:

Ngồi trên ghế, dồn trọng tâm cơ thể vào 2 mũi chân, đẩy gót chân lên, sau đó hạ xuống nhẹ nhàng. Lặp lại 10-15 lần. Bài tập này cũng có thể thực hiện riêng lẻ cho mỗi chân hoặc thực hiện ở tư thế đứng (lặp lại thao tác kiễng chân).

Bài tập 4: 

Đi nhón chân 20 bước sau đó đi bằng gót chân 20 bước.

Bài tập 5:

Nằm ngửa, nâng chân thẳng lên trên, bàn chân và cẳng chân vuông góc vói sàn nhà. Từ từ gập bàn chân về trước vuông góc với cẳng chân rồi duỗi thẳng về tư thế ban đầu. Lặp lại 10-15 lần.

Bài tập 6:

Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, nâng hai chân lên, đầu gối vuông góc với cẳng chân, thực hiện động tác như đạp xe.

Bài tập 7: 

Thực hiện ở tư thế nằm, hai chân nâng lên 1 góc 45 độ so với sàn nhà, bắt chéo hai chân lại rồi đổi bên, thực hiện 10 – 15 lần.

Lưu ý:

Bạn có thể tự lựa chọn và kết hợp các bài tập trên để tạo thành một chuỗi bài tập phù hợp với mình. Không cần thiết phải thực hiện tất cả, nhưng hãy dành 10-15 phút mỗi ngày cho sức khỏe của bạn.

Nếu bạn thường xuyên tập luyện tại phòng gym, hãy thay thế các bài tập nặng bằng aqua aerobics hoặc pilates, đây là những bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho việc phòng chống suy giãn tĩnh mạch.

Các môn thể thao phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch chân

Trong trường hợp bệnh lý về tĩnh mạch, nên ưu tiên các môn thể thao không tạo ra tải trọng lớn cho mạch máu. Các môn thể thao sau đây hoàn toàn an toàn cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch:

  • Bơi lội
  • Đi bộ với tốc độ vừa phải (thời gian phù hợp là 30 – 40 phút)
  • Đạp xe tốc độ chậm trên địa hình bằng phẳng
  • Golf

Hướng dẫn lựa chọn môn thể thao và mức độ vận động phù hợp cho người bệnh giãn tĩnh mạch dựa trên giai đoạn phát triển của bệnh:

Giai đoạn I: Cho phép tập luyện hầu hết các môn thể thao với mức độ tập luyện vừa phải cho chân.

  • Không có biểu hiện rối loạn lưu thông máu.
  • Có thể quan sát thấy các mao mạch mạng nhện.
  • Bệnh thường không có triệu chứng.

Giai đoạn II: Nên ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, aquagym (thể thao dưới nước).

  • Xuất hiện các tĩnh mạch giãn rộng dạng lưới đến 3mm.
  • Cảm giác mệt mỏi, nóng rát ở chân.

Giai đoạn III: Cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi tập luyện. Nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục tại chỗ.

  • Biểu hiện rõ ràng của bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Ứ trệ máu tĩnh mạch, dẫn đến phù nề chân, nặng chân, mệt mỏi, chuột rút ban đêm, bồn chồn chân (hội chứng chân không yên).

Tìm hiểu đầy đủ: Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

Lưu ý trước khi tập các bài tập chân trong giai đoạn điều trị giãn tĩnh mạch

Nên thực hiện các bài tập từ tư thế nằm ngang thay vì đứng để giảm áp lực lên tĩnh mạch.

Sử dụng vớ nén (vớ y khoa) để hỗ trợ tĩnh mạch khi tập luyện.

Nên uống nhiều nước trong quá trình tập luyện. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng mất nước, nguyên nhân làm tăng độ nhớt của máu. Những thay đổi về đặc tính lưu biến của máu có thể dẫn đến hình thành cục máu đông và gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng.

Sau khi tập luyện, các bác sĩ khuyên bạn nên nằm ngửa và giơ chân lên. Bạn cần nằm ở tư thế này trong 5-10 phút để kích thích dòng máu chảy ra từ tĩnh mạch. Điều này làm giảm tải trọng lên các mạch máu của chi dưới. Bài tập này cũng được khuyến khích sau một ngày làm việc vất vả.

Khi thực hiện các bài tập thể thao, điều quan trọng là phải lắng nghe phản ứng của cơ thể. Nếu thấy đau đớn, khó chịu, chuột rút, sưng phù chân thì nên ngưng tập luyện.

Các môn thể thao cần tránh khi bị giãn tĩnh mạch chân

Khi bạn đã được chẩn đoán mắc chứng giãn tĩnh mạch, bạn cần biết môn thể thao nào không được phép thực hiện khi bị bệnh.

  • Tập tạ chân, nhất là nâng tạ nặng
  • Chạy nhanh, chạy nước rút
  • Thể dục nhịp điệu
  • Đua xe đạp thể thao
  • Quần vợt
  • Võ thuật
  • Nhảy dây
  • Trượt tuyết
  • Nhảy xa, nhảy cao
  • Cưỡi ngựa
  • Các môn thể thao đồng đội – bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu;

Sau khi loại bỏ tĩnh mạch giãn, việc tập thể dục không bị cấm, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Các phương pháp phẫu thuật hiện đại và an toàn cho phép bệnh nhân quay trở lại hoạt động thể chất chỉ sau 2-3 tuần sau phẫu thuật.

Thời gian phục hồi cụ thể phụ thuộc vào mức độ can thiệp của ca mổ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Luôn nhớ rằng việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào sau phẫu thuật là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và phục hồi tốt nhất.

Nguồn tham khảo: 8 bài tập phù hợp cho người bị giãn tĩnh mạch chân – Dulcit

 

]]>
https://tinsuckhoe.org/bai-tap-cho-nguoi-bi-suy-gian-tinh-mach-chan-10597/feed/ 0
Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần RFA https://tinsuckhoe.org/quy-trinh-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-bang-song-cao-tan-rfa-10590/ https://tinsuckhoe.org/quy-trinh-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-bang-song-cao-tan-rfa-10590/#respond Tue, 19 Mar 2024 09:55:37 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10590 Suy giãn tĩnh mạch gây ra những đường gân nổi ngoằn ngoèo quanh bắp chân, không chỉ ảnh hưởng tới khía cạnh thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Sử dụng sóng cao tần RFA là một phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả và an toàn cho căn bệnh này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần là gì?

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần, còn được gọi là Radio Frequency Ablation (RFA), là một phương pháp can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch. Phương pháp này sử dụng năng lượng sóng cao tần để phát nhiệt, gây xơ hóa và đóng lại các tĩnh mạch bị giãn, từ đó cắt đứt dòng máu trào ngược từ tĩnh mạch sâu ra tĩnh mạch nông.

Trong quá trình điều trị, một sợi cáp có khả năng phát nhiệt từ sóng cao tần được đưa vào trong lòng tĩnh mạch. Năng lượng nhiệt từ sóng cao tần sẽ làm xơ hóa thành mạch, dẫn đến viêm và tắc nghẽn hoàn toàn tĩnh mạch, giúp loại bỏ tình trạng suy giãn.

Phương pháp này có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng như đau nhức, sưng phù và cảm giác nặng chân do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Nó cũng giúp cải thiện thẩm mỹ cho bệnh nhân với các tĩnh mạch bị giãn không còn hiển thị rõ ràng trên da

Chống chỉ định của RFA

Dưới đây là các trường hợp chống chỉ định áp dụng RFA khi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Có huyết khối tắc mạch tĩnh mạch nông hoặc sâu cấp tính
  • Đã từng bị huyết khối nhiều lần (chống chỉ định tương đối)
  • Có các bệnh lý viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng da tại khu vực chọc kim dự kiến, ví dụ như chốc lở, nhọt,… (chống chỉ định tương đối)
  • Không thể sử dụng vớ y khoa trong thời gian dài, ví dụ như ở người béo phì.

Tìm hiểu thêm: Các hiểu lầm phổ biến về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh nhân trước khi điều trị bằng sóng cao tần RFA cần chuẩn bị gì?

Về nguyên tắc, kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần RFA không yêu cầu bệnh nhân cần chuẩn bị gì phức tạp, có thể chủ động cạo lông chân tại nhà hoặc làm tại cơ sở điều trị và mua vớ y khoa để sử dụng sau thủ thuật.

Tuy nhiên, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện kiểm tra phlebological tiêu chuẩn, bao gồm siêu âm song song các tĩnh mạch. Mục đích của kiểm tra này là để xác định xem RFA có phù hợp để điều trị suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân hay không.

Các xét nghiệm cần thiết

  • Xét nghiệm máu tổng quát và sinh hóa
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu
  • Xét nghiệm HIV, giang mai và viêm gan

Dựa trên kết quả sàng lọc sức khỏe tổng quát, bác sĩ trị liệu sẽ đưa ra kết luận về việc bệnh nhân có đủ điều kiện để thực hiện RFA hay không.

Bệnh nhân cần đảm bảo không có chống chỉ định nào về sức khỏe chung.

Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần RFA

Công tác chuẩn bị tại phòng mổ trước khi điều trị

RFA được thực hiện tại phòng mổ, tuy nhiên sau điều trị bệnh nhân không cần lưu viện mà có thể về nhà ngay. Quy trình thực hiện tương đối đơn giản, không cần gây mê, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ ở vùng mô dưới da xung quanh tĩnh mạch, giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả.

Trước khi can thiệp điều trị sóng cao tần RFA, bác sĩ sẽ đánh dấu các tĩnh mạch bị suy giãn: Bệnh nhân được đánh dấu các tĩnh mạch bị suy giãn khi đang ở tư thế đứng. Quy trình này được kiểm soát bằng siêu âm doppler mạch máu kép.

Xác định vị trí cần điều trị: Xác định khu vực van bị hỏng ở các tĩnh mạch chính, vị trí đổ vào của các nhánh tĩnh mạch và đánh dấu các nhánh bị giãn tĩnh mạch.

Quy trình thực hiện RFA

dieu tri suy gian tinh mach chi duoi

Kiểm soát bằng siêu âm doppler: Tất cả các bước tiếp theo của RFA được kiểm soát bằng siêu âm doppler.

Bệnh nhân nằm trên bàn mổ: Bệnh nhân cần nằm trên bàn mổ trong suốt quá trình thực hiện.

Đưa ống thông vào tĩnh mạch: Sau khi sát trùng da bằng dung dịch khử trùng, bác sĩ sẽ chọc thủng tĩnh mạch ở khu vực đoạn cuối (dưới) của mạch máu cần thiêu hủy và đưa ống thông (dùng một lần) vào trong.

Đưa ống thông đến vị trí cần thiết: Ống thông được đưa vào trong tĩnh mạch cho đến khi đến đoạn đầu (trên). Ví dụ, nếu thiêu hủy tĩnh mạch chủ lớn, cần đưa ống thông đến vị trí bắt đầu của chỗ nối tĩnh mạch hiển và tĩnh mạch sâu, tức là vị trí chia tách tĩnh mạch chi dưới thành tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu.

Gây tê: Sau khi đặt ống thông đúng vị trí, tiến hành gây tê tại chỗ.

Thiêu hủy tĩnh mạch: Đầu dò nung nóng của ống thông có chiều dài 7 cm, cho phép xử lý tĩnh mạch theo từng đoạn 7 cm. Sau khi nhấn nút “Bắt đầu” trên thiết bị, đầu dò sẽ được làm nóng trong khoảng 20 giây. Sau đó, bác sĩ thực hiện thao tác dựa vào các vạch đánh dấu trên ống thông, rút ​​ống thông ra 7 cm và nhấn nút một lần nữa. Việc thiêu hủy tĩnh mạch được thực hiện tự động vì thiết bị hoạt động theo nguyên tắc phản hồi, dựa vào nhiệt độ bên trong lòng tĩnh mạch để tự điều chỉnh mức độ tác động lên thành mạch.

Tính thời gian thiêu hủy: Thiết bị cũng tự động tính toán thời gian tác động. Chính sự tự động hóa hoàn toàn này là điểm khác biệt giữa RFA và đốt laser, trong đó bác sĩ phải tự điều chỉnh tốc độ di chuyển của ống dẫn sáng và cường độ tác động.

Thời gian thiêu hủy: Với RFA, có thể thiêu hủy hoàn toàn tĩnh mạch dài 45 cm (7 đoạn) chỉ trong 3-5 phút.

Các bước bổ sung:

  • Xơ cứng: Có thể thực hiện xơ cứng bổ sung sau RFA nếu cần thiết.
  • Cắt bỏ tĩnh mạch chi nhánh: Có thể chỉ định cắt bỏ các tĩnh mạch chi nhánh bị suy giãn bằng phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch ngoại trú (Ambulatory miniphlebectomy). Nhu cầu này xuất hiện trong gần 100% trường hợp thực hiện RFA, do đó tổng thời gian thực hiện thủ thuật là khoảng 30-40 phút.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần có hiệu quả không?

Ngoài điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA) hiện nay còn nhiều phương pháp khác như:

Vậy, vị trí của RFA so với các phương pháp này như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi này khá phức tạp.

Y học không ngừng phát triển, cùng với đó là các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch cũng liên tục được cải tiến, ngày càng có nhiều dữ liệu thống kê mới về hiệu quả của từng phương pháp điều trị. Do đó, không thể khẳng định phương pháp nào tốt nhất để điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Để lựa chọn phương pháp can thiệp điều trị phù hợp, cần thực hiện kiểm tra tĩnh mạch bằng phương pháp siêu âm doppler mạch máu kép, xem xét chi tiết tình trạng của bệnh nhân. Từ đây, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị cổ điển cho bệnh suy giãn tĩnh mạch trong nhiều thế kỷ qua là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch kết hợp (combined phlebectomy). Mặc dù phương pháp này được công nhận là khá hiệu quả và kỹ thuật thực hiện đã được hoàn thiện, nhưng thời gian gần đây, các bác sĩ ít chỉ định phương pháp này cho bệnh nhân hơn. Lý do là vì sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có nhiều di chứng thẩm mỹ và thời gian hồi phục khá lâu. Do đó, các phương pháp can thiệp nội mạch ngày càng được sử dụng phổ biến hơn.

Hiện nay, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch truyền thống chỉ được khuyến nghị trong trường hợp bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn nặng hoặc tái phát.

Khi xem xét các tĩnh mạch hiển lớn và nhỏ, nằm ở chi dưới, trong một số trường hợp hiếm gặp có độ uốn cong rõ rệt, điều này gây khó khăn hoặc thậm chí về mặt kỹ thuật là không thể thực hiện việc cắt bỏ mạch bằng tia laser hoặc sóng vô tuyến, vì cả ống dẫn sáng và ống thông đều không thể sử dụng được. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp xơ cứng ECHO hoặc phẫu thuật cắt tĩnh mạch cổ điển.

Ngoài ra, bác sĩ còn xem xét mức độ giãn nở của lòng tĩnh mạch để lựa chọn phương pháp điều trị. Theo hầu hết các nguồn, nếu chiều rộng của lòng tĩnh mạch lớn hơn 10 mm thì hiệu quả của liệu pháp xơ cứng ECHO sẽ thấp hơn nhiều. Đối với mạch có đường kính lên tới 12 mm, nên sử dụng phương pháp xóa tĩnh mạch bằng laser (EVL). Nếu đường kính của tĩnh mạch thân lớn hơn 15 mm thì có thể sử dụng phương pháp cắt bỏ tĩnh mạch bằng tần số vô tuyến (RFA).

]]>
https://tinsuckhoe.org/quy-trinh-dieu-tri-suy-gian-tinh-mach-bang-song-cao-tan-rfa-10590/feed/ 0
Tuổi Mãn Kinh: Hiểu Rõ Về Giai Đoạn Quan Trọng Của Phụ Nữ https://tinsuckhoe.org/tuoi-man-kinh-10581/ https://tinsuckhoe.org/tuoi-man-kinh-10581/#respond Tue, 16 Jan 2024 07:59:01 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10581 Giai đoạn mãn kinh là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ. Đây là thời điểm khi cơ thể của chúng ta bắt đầu trải qua những thay đổi lớn, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sinh sản và khởi đầu cho một giai đoạn mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tuổi mãn kinh và những biến đổi xảy ra trong cơ thể của phụ nữ tại giai đoạn này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tuổi mãn kinh và những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ.

Giai đoạn mãn kinh là gì?

Tuổi mãn kinh là giai đoạn mà phụ nữ không còn có kinh nguyệt hàng tháng. Điều này đánh dấu sự kết thúc tự nhiên của khả năng sinh sản, khi buồng trứng không còn phát triển và rụng trứng. Để chẩn đoán mãn kinh, phụ nữ cần không có kinh nguyệt liên tục trong ít nhất 12 tháng, mà không có bất kỳ nguyên nhân sinh lý, bệnh lý hoặc can thiệp lâm sàng nào khác. Tần suất và thời gian kinh nguyệt có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, nhưng tuổi mãn kinh tự nhiên thường rơi vào khoảng từ 45 đến 55 tuổi cho phụ nữ trên toàn cầu.

Tuổi mãn kinh trung bình thay đổi tùy khu vực, ở Châu Á độ tuổi trung bình khoảng 49 tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp phụ nữ có thể bắt đầu mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn so với độ tuổi trung bình này. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và môi trường sống.

Giai Đoạn Tiền Mãn Kinh Là Gì?

Giai đoạn tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi từ thời kỳ sinh sản sang thời kỳ mãn kinh, và thường kéo dài trong nhiều năm. Trong giai đoạn này, phụ nữ có thể trải qua những biến đổi như kinh nguyệt ngắn hơn, ít hơn, không đều, cùng với các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, khó ngủ và những triệu chứng khác. Những biểu hiện này gây khó chịu cho nhiều phụ nữ và có thể yêu cầu sự hỗ trợ y tế.

Giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài bao lâu?

Giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 7-14 năm, tùy thuộc vào từng phụ nữ. Trong giai đoạn này, cơ thể của chúng ta sẽ trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố và sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng một trải nghiệm trong giai đoạn này. Một số phụ nữ có thể trải qua giai đoạn tiền mãn kinh mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào, trong khi đó, một số khác có thể gặp những triệu chứng nghiêm trọng và cần được điều trị.

Những triệu chứng mãn kinh thường gặp ở phụ nữ

Những triệu chứng mãn kinh thường gặp ở phụ nữ có thể bao gồm:

  • Số ngày hành kinh ngắn hơn hoặc kinh ít hơn
  • Kinh nguyệt không đều, có thể kéo dài hoặc ngắn hơn so với thời kỳ trước đó
  • Bốc hỏa: là cảm giác nóng bừng lan tỏa từ mặt, cổ và ngực lên trên, thường xảy ra vào ban đêm
  • Đổ mồ hôi ban đêm: là tình trạng mồ hôi chảy ra nhiều vào ban đêm, gây khó chịu và làm mất ngủ
  • Mất ngủ: do các triệu chứng khác như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm hoặc căng thẳng tâm lý
  • Thay đổi tâm trạng: có thể gặp tình trạng lo âu, buồn rầu, cáu gắt hoặc khó chịu
  • Khô âm đạo: do sự suy giảm của nội tiết tố estrogen, khiến âm đạo khô và dễ gây ra cảm giác đau khi quan hệ tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục: do sự suy giảm của nội tiết tố estrogen và progesterone, khiến cho cơ thể thiếu đi sự kích thích và ham muốn tình dục
  • Thay đổi về hình thể: do sự suy giảm của nội tiết tố estrogen, khiến cho cơ thể dễ tích mỡ và khó giữ được cân nặng

Ngoài những triệu chứng trên, phụ nữ cũng có thể gặp các vấn đề về sức khỏe khác như loãng xương, bệnh tim mạch, tiểu đường và rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe và điều trị các triệu chứng mãn kinh là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cơn bốc hỏa ở phụ nữ là gì?

Cơn bốc hỏa là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là cảm giác nóng bừng lan tỏa từ mặt, cổ và ngực lên trên, thường xảy ra vào ban đêm. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và thường được kèm theo đổ mồ hôi và cảm giác lo lắng.

Thời gian và tần suất của các cơn bốc hỏa.

Thời gian và tần suất của các cơn bốc hỏa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng phụ nữ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, khoảng 75% phụ nữ gặp cơn bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh và khoảng 25% gặp trong giai đoạn mãn kinh.

Cơn bốc hỏa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường xảy ra vào ban đêm khi chúng ta đang ngủ. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây khó chịu cho chị em. Ngoài ra, cơn bốc hỏa cũng có thể xảy ra khi chúng ta đang thực hiện các hoạt động vật lý hoặc trong môi trường nóng bức.

Ai sẽ thường gặp các cơn bốc hỏa?

Mặc dù cơn bốc hỏa có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng nó thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Bên cạnh đó, những phụ nữ có tiền sử gia đình về cơn bốc hỏa cũng có nguy cơ cao hơn để gặp phải triệu chứng này hoặc một số trường hợp dưới đây:

  • Béo phì và phụ nữ mãn kinh béo phì có nồng độ estrone trong huyết thanh cao hơn so với phụ nữ gầy, do có tích trữ nội tiết tố này trong mô mỡ. Tuy nhiên, một nghịch lý là những phụ nữ béo phì lại thường gặp cơn bốc hỏa nhiều hơn. Việc giảm cân có thể giúp giảm tần suất cơn bốc hỏa.
  • Hút thuốc cũng có thể tăng khả năng gặp cơn bốc hỏa.
  • Nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu hàng năm có thể ảnh hưởng đến mức độ và tần suất cơn bốc hỏa.
  • Chủng tộc và yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh bốc hỏa.

Tuổi mãn kinh là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sinh sản và khởi đầu cho một giai đoạn mới. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài từ 7-14 năm và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, mất ngủ và thay đổi tâm trạng. Việc theo dõi sức khỏe và điều trị các triệu chứng mãn kinh là rất quan trọng để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tuổi mãn kinh và những biến đổi xảy ra trong cơ thể của phụ nữ tại giai đoạn này.

 

]]>
https://tinsuckhoe.org/tuoi-man-kinh-10581/feed/ 0
Sữa chuyên biệt: Người bạn đồng hành trong cuộc chiến chống ung thư https://tinsuckhoe.org/sua-chuyen-biet-cho-nguoi-ung-thu-10540/ https://tinsuckhoe.org/sua-chuyen-biet-cho-nguoi-ung-thu-10540/#respond Thu, 23 Nov 2023 08:56:21 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10540 Ung thư là một trong những căn bệnh chết người phổ biến trên khắp thế giới. Mặc dù nguyên nhân chính gây ra ung thư có thể phức tạp và đa dạng, nhưng chế độ ăn uống chơi một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh này. Bài viết này sẽ trình bày về những cách ăn uống có thể giúp ngăn ngừa ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Phương pháp, chế độ ăn uống tối ưu giúp ngăn ngừa ung thư.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh:

  • Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do gây hại trong cơ thể. Hãy ăn nhiều loại rau như bắp cải, bông cải xanh, rau cải, và cà chua để cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Hoa quả: Hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Hãy ăn nhiều loại hoa quả như cam, bưởi, dứa, và quả lựu để cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sức kháng.
  • Hạt giống: Hạt giống như hạt lanh, hạt óc chó, và hạt lựu chứa nhiều chất xơ và dầu béo omega-3, có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư ruột kết.
  • Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Thực phẩm như nho, quả mâm xôi, và quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol và anthocyanin, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Điều hòa đường huyết: Duy trì mức đường huyết ổn định là quan trọng để ngăn ngừa ung thư. Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, như bánh kẹo và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

Điều chỉnh khẩu phần ăn:

  • Kiểm soát cân nặng: Béo phì là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý thông qua việc kiểm soát khẩu phần ăn và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh này.
  • Hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến: Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến, như xúc xích và thịt muối, có thể tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết và ung thư dạ dày. Hãy thay thế thịt đỏ bằng thịt gà, cá, hoặc thực phẩm từ cây cỏ để giảm nguy cơ này.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Chất xơ có khả năng giúp loại bỏ các hạt thức ăn còn lại trong đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Hạn chế thức ăn chế biến và đồ ăn nhanh: Thức ăn chế biến và đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất bảo quản và chất tạo màu có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn này và ưu tiên thực phẩm tươi ngon và tự nấu.

Các thói quen ăn uống khác:

  • Uống đủ nước: Nước giúp làm mát cơ thể và giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến và ung thư bàng quang. Hãy uống đủ nước hàng ngày để duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá là hai yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư nghiêm trọng. Hãy hạn chế tiêu thụ hoặc tốt nhất là tránh xa chúng để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

  • Thăm bác sĩ định kỳ: Thăm bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bao gồm cả ung thư. Phát hiện sớm ung thư có thể cải thiện khả năng điều trị thành công.
  • Tiêm phòng: Tiêm phòng các loại vắc xin chống ung thư nếu có. Ví dụ, vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung có thể giúp ngăn ngừa ung thư này.

Tạm kết:

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, điều chỉnh khẩu phần ăn, và duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, không chỉ cần ăn uống lành mạnh, mà còn cần duy trì một lối sống tổng thể lành mạnh và thăm bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe của mình.

Tham khảo: Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì

Sữa chuyên biệt hỗ trợ quá trình điều trị ung thư như thế nào?!

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm và phức tạp, đòi hỏi quá trình điều trị toàn diện và đa dạng. Trong quá trình này, chế độ ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân ung thư đối mặt với các tác động phụ của liệu pháp và tăng cường sức kháng của họ. Phần này của bài viết sẽ tập trung vào cách sữa chuyên biệt có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và quá trình điều trị của những người mắc ung thư.

Sữa chuyên biệt là gì?

Sữa chuyên biệt là một loại sữa đặc biệt được thiết kế để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh ung thư. Nó thường được pha chế và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Lợi ích của sữa chuyên biệt trong điều trị ung thư:

  • Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng: Bệnh nhân ung thư thường trải qua các liệu pháp như hóa trị, xạ trị, hoặc phẫu thuật, có thể gây mất cân nặng và sức kháng. Sữa chuyên biệt cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì cân nặng và sức kháng.
  • Hỗ trợ tăng cường sức kháng: Sữa chuyên biệt thường chứa các chất chống oxi hóa, vitamin, và khoáng chất giúp củng cố hệ miễn dịch của bệnh nhân. Điều này có thể giúp họ chống lại các tác nhân gây tổn thương tế bào và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
  • Giảm tác động phụ của liệu pháp: Một số liệu pháp điều trị ung thư có thể gây mất chất thải, buồn nôn, hay khó tiêu hóa. Sữa chuyên biệt thích hợp có thể giúp giảm các tác động phụ này bằng cách cung cấp dưỡng chất dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.
  • Hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật, cơ thể cần nhiều năng lượng và dưỡng chất để phục hồi. Sữa chuyên biệt chứa các thành phần quan trọng như protein, canxi, và vitamin D giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật.

Loại sữa chuyên biệt phù hợp cho bệnh nhân ung thư:

  • Sữa chuyên biệt cao protein: Sữa dùng cho người ung thư này chứa nhiều protein, giúp duy trì và tăng cường cơ bắp, đồng thời hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật hoặc liệu pháp hóa trị.
  • Sữa chuyên biệt giàu chất xơ: Dinh dưỡng chứa chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón, phổ biến sau liệu pháp hóa trị.
  • Sữa chuyên biệt giàu dưỡng chất: Loại sữa này có thể chứa thêm vitamin và khoáng chất, như vitamin D và canxi, để hỗ trợ xương và răng khỏe mạnh.
  • Sữa chuyên biệt không chứa lactose: Bệnh nhân ung thư có thể trở nên nhạy cảm với lactose, chất có trong sữa. Sữa chuyên biệt không chứa lactose có thể là lựa chọn tốt cho họ.

Các điểm quan trọng khi sử dụng sữa chuyên biệt:

  • Tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: Trước khi bắt đầu sử dụng sữa chuyên biệt, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định loại sữa phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe và điều trị của họ.
  • Tuân thủ chỉ định: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về cách sử dụng sữa chuyên biệt, liều lượng, và thời gian dùng.
  • Theo dõi phản ứng: Bệnh nhân nên theo dõi cơ thể của họ để xem xét liệu sữa chuyên biệt có gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào hay không. Nếu có dấu hiệu không mong muốn, họ nên thông báo ngay cho bác sĩ.

Kết luận:

Sữa chuyên biệt là một phần quan trọng trong quá trình điều trị ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bằng cách cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, và hỗ trợ sức kháng, sữa chuyên biệt giúp giảm tác động phụ của liệu pháp và hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa chuyên biệt cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia y tế để đảm bảo rằng nó phù hợp và an toàn cho từng bệnh nhân cụ thể.

 

]]>
https://tinsuckhoe.org/sua-chuyen-biet-cho-nguoi-ung-thu-10540/feed/ 0
7 hiểu lầm về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân https://tinsuckhoe.org/hieu-lam-ve-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-10492/ https://tinsuckhoe.org/hieu-lam-ve-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-10492/#respond Tue, 29 Aug 2023 02:53:25 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10492 Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đã trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều lầm tưởng xung quanh căn bệnh này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc nhận thức đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch và còn có thể dẫn đến những sai lầm về việc tìm kiếm biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá 7 hiểu lầm phổ biến nhất về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và điểm qua những thông tin chính xác nhất từ các nguồn uy tín. Chắc chắn rằng việc hiểu rõ hơn về bệnh này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh hơn về sức khỏe của bản thân.

1. Giãn tĩnh mạch chân chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ

Giãn tĩnh mạch phát triển khi các van tĩnh mạch, sự lưu thông máu và áp lực bổ sung được tạo ra trong tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch gây ra triệu chứng rõ ràng nhất bạn có thể thấy đó là tình trạng mạch máu nổi lên trên bề mặt da trông sần sùi kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu hơn thế:

  • Đau nhức chân, sưng chân về chiều
  • Nặng chân, mỏi chân
  • Hay bị chuột rút và bồn chồn chân ban đêm
  • Loét chân

Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng vận động. Ở giai đoạn nghiêm trọng, nó có thể gây ra viêm tắc mạch máu, huyết khối tĩnh mạch sâu, dẫn tới các vấn đề nguy hiểm hơn như suy tim phổi, tai biến.

Xem chi tiết: Các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

2. Giãn tĩnh mạch chân chỉ xảy ra ở người già

Khi chúng ta nói về chứng giãn tĩnh mạch và nguyên nhân gây ra chúng, tuổi tác thường được nhắc đến. Điều này là do khi chúng ta già đi ở độ tuổi 50, 60 và 70, các van của chúng ta bắt đầu yếu đi, mất tính đàn hồi và sức mạnh, làm tăng nguy cơ phát triển chứng giãn tĩnh mạch.

Mặc dù nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác, nhưng chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể phát triển ở người trẻ tuổi (từ 30 trở đi). Các yếu tố nguy cơ như béo phì, mang thai, di truyền ảnh hưởng lớn tới sự xuất hiện của bệnh.

Xem chi tiết nghiên cứu về giãn tĩnh mạch liên quan đến độ tuổi trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ.

3. Giãn tĩnh mạch chỉ xảy ra ở phụ nữ

Nam giới cũng dễ mắc bệnh này. Tuy nhiên, Phụ nữ có nguy cơ cao hơn vì nhiều lý do: mang thai, dùng thuốc tránh thai, mãn kinh nhưng nam giới cũng dễ mắc bệnh này.

Theo nguồn nghiên cứu công bố trên trang ScienceDirect cho biết:giãn tĩnh mạch gặp ở 50,5% phụ nữ so với 30,1% nam giới.

Tỷ lệ phổ biến và mối tương quan của bệnh giãn tĩnh mạch đã được nghiên cứu trong một cuộc khảo sát cộng đồng ở khu vực phía tây Jerusalem vào năm 1969-71. Tỷ lệ mắc bệnh là 10% ở nam và 29% ở nữ từ 15 tuổi trở lên; nó tăng theo độ tuổi ở mỗi giới tính. Ở cả hai giới, người ta thấy có mối liên hệ quan trọng với vị trí làm việc và nơi sinh. Ở phụ nữ, chứng giãn tĩnh mạch có liên quan đến cân nặng, việc mặc áo nịt ngực và đã từng mang thai. Ở nam giới có mối liên quan với thoát vị bẹn. Những phát hiện này ủng hộ vai trò căn nguyên của việc đứng lâu và tăng áp lực trong ổ bụng. Chứng giãn tĩnh mạch tương đối hiếm gặp ở nam giới và phụ nữ gốc Bắc Phi từ 45 tuổi trở lên. Phát hiện này, không được tính đến bởi các hiệp hội được quan sát khác.

4. Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch

Với hoạt động thể chất, đặc biệt là tập luyện tim mạch, lưu thông máu được cải thiện. Đi bộ với tốc độ nhanh, chạy, bơi lội, đạp xe không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà những bài tập như vậy còn tốt cho cả tĩnh mạch và tim.

Nói chung, tập thể dục tốt cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cần duy trì cường độ tập luyện và lựa chọn bài tập phù hợp với thể chất của mỗi người.

Riêng những người vốn đã có bệnh suy giãn tĩnh mạch, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, không tạo áp lực quá lớn cho đôi chân ví dụ: cử tạ, chạy nhanh… Thay vì thế, nên tham gia các môn thể thao hỗ trợ tuần hoàn máu chân, cải thiện triệu chứng như: đi bộ, bơi, đạp xe nhẹ nhàng.

Đọc thêm: Có nên tập yoga khi bị giãn tĩnh mạch chân không?

5. Nếu cha hoặc mẹ bạn bị suy giãn tĩnh mạch, chắc chắn bạn sẽ bị bệnh này

Mặc dù nhiều loại bệnh trên thế giới, trong đó có cả suy giãn tĩnh mạch có liên quan tới yếu tố di truyền nhưng nó không phải là điều chắc chắn.

6. Giãn tĩnh mạch ngâm chân nước nóng giúp giảm triệu chứng

Thông thường, khi bị nhức mỏi chân, xương khớp, nhiều người thích ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ. Lầm tưởng này cũng mắc phải với nhiều người bị giãn tĩnh mạch. Có thể một số người sẽ thấy thoải mái chân hơn sau khi ngâm chân với nước nóng, tuy nhiên các triệu chứng chỉ giảm đi tạm thời và sau đó có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước nóng có thể làm tăng lượng máu trong các mạch máu và tĩnh mạch, làm tăng áp lực lên các mạch máu và gây ra tình trạng giãn nở, làm suy yếu các van tĩnh mạch và gây ra sự tràn dịch. Thay vào đó, bạn nên tưới chân với nước mát để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

7. Giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu không cần điều trị

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh có tính chất tiến triển theo thời gian. Nguy hiểm hơn, đây là dạng bệnh mãn tĩnh và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên, chúng ta nên thăm khám kịp thời. Điều trị ở giai đoạn này sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn. Nếu đợi cho tới khi bệnh có các triệu chứng nặng và biến chứng, quá trình điều trị tương đối phức tạp và còn có thể gây ra những vấn đề không mong muốn.

Có nhiều lựa chọn điều trị cho chứng giãn tĩnh mạch. Chúng có mức độ xâm lấn tối thiểu, không cần nằm viện và phục hồi chức năng lâu dài ví dụ như laser, chích xơ tĩnh mạch, hoặc đơn giản hơn là dùng vớ y khoa.

Phẫu thuật được chỉ định với những người bị phình giãn tĩnh mạch lớn, giai đoạn nguy hiểm, và muốn khắc phục hoàn toàn vấn đề thẩm mỹ ở chân. Phẫu thuật bắt buộc gây mê toàn thân, có thể để lại sẹo và thời gian phục hồi lâu hơn.

Kết luận:

Chúng ta đã cùng nhau xem xét sâu hơn về những hiểu lầm thường gặp xung quanh bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Việc loại bỏ những thông tin sai lệch này không chỉ giúp chúng ta hiểu đúng hơn về tình trạng sức khỏe của chúng ta, mà còn giúp chúng ta đưa ra những quyết định thông minh và thích hợp về việc bảo vệ chân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, việc biết về những hiểu lầm chưa đủ để đảm bảo một sức khỏe tốt cho đôi chân của chúng ta. Để thực sự đối phó và ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, chúng ta cần tìm hiểu về các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bài viết tiếp theo “Cách Phòng Ngừa Bệnh Giãn Tĩnh Mạch: Bí Quyết Duy Trì Đôi Chân Khỏe Mạnh” sẽ hướng dẫn bạn từng bước thực hiện các biện pháp đơn giản và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tĩnh mạch, từ việc điều chỉnh lối sống hàng ngày đến việc lựa chọn phương pháp tập thể dục thích hợp.

Vì vậy, hãy tiếp tục hành trình cùng chúng tôi và tìm hiểu những cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch để bạn có thể tự tin bước đi mỗi ngày, với đôi chân mạnh khỏe và sức khỏe tốt đẹp.

]]>
https://tinsuckhoe.org/hieu-lam-ve-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-10492/feed/ 0
Bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để cải thiện? https://tinsuckhoe.org/benh-suy-gian-tinh-mach-nen-an-gi-10478/ https://tinsuckhoe.org/benh-suy-gian-tinh-mach-nen-an-gi-10478/#respond Wed, 09 Aug 2023 01:25:19 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10478 Một điều cực kỳ quan trọng mà rất nhiều người bệnh giãn tĩnh mạch quan tâm đó là nên ăn và không nên ăn gì để cải thiện bệnh, ngăn ngừa tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này, mọi người cùng tìm hiểu nhé:

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng, nổi hẳn lên trên bề mặt da, thường có màu xanh, ngoằn ngoèo. Vị trí dễ thấy nhất trên cơ thể đó là khu vực bắp chân, mắt cá chân, sau đầu gối…

Giãn tĩnh mạch hình thành do chức năng của van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả khiến máu lưu thông kém, bị ứ đọng lại trong lòng mạch, làm chúng bị giãn rộng, phình to ra, gây nên những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người mắc.

☛ Đọc thêm: Suy giãn tĩnh mạch và những mối lo ngại từ biến chứng

Mục tiêu của chế độ ăn uống với bệnh suy giãn tĩnh mạch

Với bất cứ loại bệnh nào, không riêng là suy giãn tĩnh mạch, chế độ ăn uống đều đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tiến triển của bệnh. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh. Ngược lại, chế độ ăn uống không phù hợp có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Với người bị suy giãn tĩnh mạch, mục tiêu của chế độ ăn uống cần hướng tới gồm:

Tăng sức mạnh và độ bền của thành mạch

Một chế độ ăn hợp lý, bổ sung các dưỡng chất như vitamin C, vitamin E… sẽ góp phần cải thiện sức mạnh và độ bền của thành mạch, tăng tính thấm của mao mạch, hỗ trợ giảm ứ máu tại các van tĩnh mạch.

Cải thiện tốc độ lưu thông máu, giảm độ nhớt của máu

Người bệnh giãn tĩnh mạch có tốc độ lưu thông máu chậm, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cần bổ sung  các hoạt chất để giảm độ nhớt của máu, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, từ đó cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng giãn tĩnh mạch.

Giảm sưng, phù nề

Sưng và phù nề là dấu hiệu thường thấy khi bị giãn tĩnh mạch. Một chế độ ăn uống hợp lý, ít muối có thể giúp giảm việc giữ nước trong tĩnh mạch, cải thiện triệu chứng sưng, phù nề hiệu quả.

Đọc thêm: Các phương pháp điều trị phù chân

Hạn chế tăng cân

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến bệnh suy tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết. Cân nặng phù hợp sẽ làm giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch, cải thiện triệu chứng bệnh tốt.

Ngăn ngừa táo bón

Táo bón kéo dài không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng áp lực tĩnh mạch khu vực khung chậu và chi dưới, tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy nên, ngăn ngừa táo bón kéo dài bằng chế độ ăn uống hợp lý là một cách hiệu quả giúp giảm tình trạng giãn tĩnh mạch

Tóm lại, thực đơn ăn uống tốt cho người bệnh giãn tĩnh mạch nên có các loại thực phẩm giúp hỗ trợ chống viêm, tăng cường lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch, cải thiện các triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa biến chứng mà bệnh có thể gây ra.. Ngoài ra, cần loại bỏ những loại thực phẩm có thể khiến suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp, cân nặng, dễ gây phù nề, tích nước…

Bị giãn tĩnh mạch nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị giãn tĩnh mạch cần bổ sung nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày giúp máu lưu thông hiệu quả. Ngoài ra, cần dung nạp ít tinh bột và chất béo xấu, hạn chế tiêu thụ nhiều đường và muối. Dưới đây là một số thực phẩm người giãn tĩnh mạch nên ăn:

Quả bơ

Bơ là một loại quả tương đối phổ biến ở nước ta. Trong trái bơ có chứa hàm lượng lớn vitamin E và kali cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khoẻ tim mạch. Vitamin E được xem như một chất làm loãng máu tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch còn kali giảm giữ nước trong cơ thể, hỗ trợ giảm triệu chứng phù nề mà suy giãn tĩnh mạch gây ra.

Măng tây

Măng tây chứa nhiều chất xơ và flavonoid, rất tốt cho người bệnh giãn tĩnh mạch. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng thấp, hạn chế máu ứ đọng trong lòng mạch. Còn Flavonoid có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực trong các mạch máu, từ đó giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch.

Củ cải đường

Củ cải đường chứa nhiều betacyanin – hợp chất có tác dụng chống oxy hoá, tăng cường sức bền thành mạch, đồng thời giúp giảm nồng độ homocysteine – một loại amino acid tự nhiên là thủ phạm thúc đẩy xơ vữa động mạch và tăng hình thành cục máu đông. Chính vì vậy, thêm củ cải đường vào thực đơn hàng ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả..

Quả việt quất

Việt quất có thể giúp giảm các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch vì chúng chứa rất nhiều flavonoid – một nhóm chất có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực trong lòng mạch và ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Ngoài ra, trong việt quất còn chứa hàm lượng anthocyanin cao có khả năng sửa chữa những protein bị hư hại trong thành mạch máu, từ đó nâng cao sức bền của thành mạch, ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Cá hồi

Cá hồi chứa hàm lượng Omega-3 cao, cực tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Omega-3 là loại acid béo có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Acid béo này có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, hỗ trợ lưu thông máu và giảm mỡ máu hiệu quả.

Cam quýt

Lượng vitamin C và flavonoid dồi dào trong cam quýt giúp cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch khá tốt. Vitamin C giúp cơ thể sản sinh collagen và elastin làm tăng sự đàn hồi và sức bền của thành mạch. Flavonoid thì có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, giảm áp lực động mạch, ngăn ngừa sự tiến triển suy giãn tĩnh mạch.

Gừng

Gừng không chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn Việt mà còn được xem là một vị thuốc dân gian chữa suy giãn tĩnh mạch cực tốt. Gừng có vị cay, tính ấm giúp tăng cường lưu thông máu, đồng thời hỗ trợ phá vỡ fibrin nhằm ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch – nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng hơn.

☛ Đọc thêm: Cách dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch cực đơn giản

Cần kiêng ăn gì khi bị giãn tĩnh mạch?

Ngoài những thực phẩm nên ăn, thì người bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng cần chú ý hạn chế một số loại sau:

Đường và tinh bột

Người bị giãn tĩnh mạch nên hạn chế ăn những loại đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột vì việc tiêu thụ nhiều đồ ăn loại này sẽ khiến cơ thể nhanh bị lão hóa, làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, dung nạp nhiều đường cùng với tinh bột sẽ khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tĩnh mạch, sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng lớn đến thẫm mỹ và tâm lý.

Muối

Sử dụng nhiều muối có thể làm tăng áp lực máu, tích nước trong cơ thể, khiến các triệu chứng phù nề do giãn tĩnh mạch gây ra tiến triển nặng hơn.  Để cải thiện tình trạng bệnh, người suy giãn tĩnh mạch nên có một chế độ ăn nhạt, dùng ít muối nhất có thể.

Bia rượu

Uống nhiều bia rượu có thể làm rối loạn tuần hoàn máu, khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh chóng, khó khắc phục. Vì thế, người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống này.

Đồ chiên rán

Ăn nhiều đồ chiên rán sẽ làm gia tăng chất béo xấu trong cơ thể, đồng nghĩa với đó là tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, khiến các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch tiến triển ngày một nặng hơn.

Một số lưu ý quan trọng cho người bị giãn tĩnh mạch

Ngoài các chú ý về vấn đề ăn uống, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt để cải thiện bệnh tốt hơn, ngăn ngừa tái phát. Cụ thể:

  • Nên hoạt động thể dục, thể thao đều đặn hàng ngày bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe…
  • Luôn giữ mức cân nặng ổn định, không để cơ thể bị thừa cân, béo phì.
  • Không đứng quá lâu hay ngồi quá lâu một chỗ. Nếu công việc bắt buộc thì thỉnh thoảng nên đi lại để tăng cường lưu thông máu.
  • Hạn chế đi giày cao gót hay mặc quần áo quá chật, bó sát.
  • Không ngâm chân nước ấm.
  • Nên kê cao chân khi ngủ.
  • Có thể dùng vớ giãn tĩnh mạch để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.
  • Định kỳ 3 tháng nên đi khám chuyên khoa tim mạch 1 lần để theo dõi tình trạng bệnh.

Chế độ ăn uống tuy không được coi là phương pháp chữa trị duy nhất cho bệnh suy giãn tĩnh mạch, nhưng nó là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý triệu chứng và hỗ trợ sức khỏe chung của người bệnh. Hi vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, mọi người đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc tốt sức khỏe tĩnh mạch của bản thân và gia đình.

]]>
https://tinsuckhoe.org/benh-suy-gian-tinh-mach-nen-an-gi-10478/feed/ 0
Có nên tập yoga khi bị suy giãn tĩnh mạch không? https://tinsuckhoe.org/gian-tinh-mach-co-tap-yoga-duoc-khong-10126/ https://tinsuckhoe.org/gian-tinh-mach-co-tap-yoga-duoc-khong-10126/#respond Tue, 08 Aug 2023 01:38:03 +0000 https://tinsuckhoe.org/?p=10126 Có nên tập yoga khi bị suy giãn tĩnh mạch không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy lời giải đáp cho vấn đề này như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Lợi ích của yoga với sức khỏe

Yoga là một phương pháp tập luyện lâu đời có nguồn gốc từ ấn độ. Phương pháp này không đơn thuần chỉ là những động tác uốn éo mà là sự kết nối tổng thể giữa tâm trí, cơ thể và tinh thần. Theo các chuyên gia sức khỏe, tập yoga đều đặn sẽ mang đến các lợi ích gồm:

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một lợi ích cực kỳ to lớn khi tập yoga thường xuyên đó là nâng cao sức khỏe tim mạch. Các bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu. Máu được lưu thông tốt sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tới các mô, cơ trong cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh lý tim mạch như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim…

Điều hòa huyết áp

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc tập yoga đều đặn sẽ giúp kiểm soát và ổn định huyết áp. Kết quả này là do các động tác yoga sẽ giúp máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể và hồi ngược lại được duy trì ổn định, từ đó huyết áp được cân bằng ở mức tối ưu.

Ngoài ra, với những người bị cao huyết áp do mỡ máu hay cao huyết áp không rõ nguyên nhân thì yoga là bộ môn tập luyện tuyệt vời giúp hạ huyết áp hiệu quả. Kiên trì tập luyện trong một thời gian dài, huyết áp sẽ dần dần được ổn định.

Tác dụng khác

Ngoài các lợi ích cho tim mạch và huyết áp, tập luyện yoga còn đem lại nhiều tác dụng cực tốt khác cho sức khỏe như:

  • Nâng cao sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp.
  • Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
  • Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.
  • Hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối.
  • Giảm đau lưng và viêm khớp.
  • Giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần.

Tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy vậy, có phải đối tượng nào cũng có thể tập luyện bộ môn này, đặc biệt là với người bị suy giãn tĩnh mạch thì có phù hợp không? Cùng xem câu trả lời cho vấn đề này ở phần sau.

Hỏi đáp: Bị giãn tĩnh mạch chạy bộ có tốt không?

Giãn tĩnh mạch có nên tập yoga không?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các van tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả khiến máu hồi về tim bị cản trở, đọng lại trong lòng tĩnh mạch khiến chúng bị phù, giãn rộng ra. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như tê mỏi chân, phù chân, cảm giác như kiến bò, chuột rút nhiều về đêm… khiến việc vận động gặp nhiều khó khăn.

Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị suy giãn tĩnh mạch vẫn có thể tập một số môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh để tăng cường lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng xảy ra. Tuyệt đối không tập những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh hay gây chèn ép tĩnh mạch khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều người cho rằng tập yoga không tốt cho người suy giãn tĩnh mạch bởi nó yêu cầu phải căng cơ nhiều và việc này không hề tốt cho hệ thống tĩnh mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này hoàn toàn không đúng vì yoga có nhiều bài tập khác nhau, với những động tác phải căng cơ, làm tăng áp lực máu, gây cản trở lưu thông máu như ngồi hoa sen, ngồi chéo chân trong thời gian dài, bài tập hít sâu, ép bụng… thì người bệnh giãn tĩnh mạch không nên tập. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của mình để giảm đau nhức, khiến cơ thể khỏe mạnh và dễ chịu hơn.

Một số động tác yoga tốt cho người suy giãn tĩnh mạch

Người bị suy giãn tĩnh mạch có thể tham khảo một số động tác yoga sau giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng bệnh:

Tư thế giãn chân trên tường

Lợi ích:

  • Giúp chân thư giãn.
  • Tăng cường tuần hoàn máu, giúp hệ thống tĩnh mạch chân khỏe mạnh hơn.
  • Cải thiện triệu chứng mỏi và nặng chân do giảm áp lực trong lòng tĩnh mạch.

Cách thực hiện:

  • Nằm sát lưng xuống sàn, mông có thể đặt sát hoặc cách xa tường một chút.
  • Giơ chân lên cao dựa vào tường, sao cho tạo với cơ thể thành góc vuông 90 độ, lòng bàn chân hướng lên.
  • Điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, đảm bảo lưng và cổ được thư giãn.
  • Đầu và cổ nhìn thẳng lên, thả lỏng cổ họng và cơ mặt.
  • Tiếp đó, nhắm mắt lại và điều hòa nhịp thở đều.
  • Giữ nguyên tư thế trong vài phút, xong thả lỏng cơ thể, điều hòa lại nhịp thở và ngồi dậy.

Tư thế đứng trên vai

Lợi ích:

  • Giúp kích thích dòng máu lưu thông đến các cơ quan thuộc phần trên cơ thể, trong đó có tim, phổi…
  • Trọng lực bị đảo ngược làm máu dễ dàng hồi chuyển từ chân về tim, cải thiện lưu thông, giúp chân thư giãn.

Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên sàn, thả lỏng cơ thể, tay và lưng để song song, lòng bàn tay úp xuống.
  • Đẩy chân lên cao hướng về phía trần nhà rồi hơi vươn qua đầu.
  • Mở rộng 2 lòng bàn tay để đỡ 2 bên hông.
  • Từ từ nâng 2 chân lên thẳng đứng với trần nhà.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 phút, sau đó nhẹ nhàng thả người, để sống lưng về tư thế nằm thẳng ban đầu.

Tư thế căng giãn lưng

Lợi ích: Cải thiện lưu thông máu, giảm các cơn đau vùng lưng và chân, rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên mặt phẳng, 2 chân duỗi thẳng, bàn chân đặt sát nhau.
  • Vừa thở ra vừa từ từ khom người cúi xuống sao cho đầu chạm vào gối trong khi 2 đầu gối vẫn được giữ thẳng và ép sát xuống sàn.
  • Hai tay nắm lấy hai cổ chân hoặc đan chéo ôm lấy bàn chân để dễ gập người hơn.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10-20 giây sau đó hít vào rồi nhấc đầu và thân mình lên, thả lỏng hai tay và toàn thân, trở về tư thế ban đầu.

Những lưu ý khi tập yoga với người bị suy giãn tĩnh mạch

Tập các động tác yoga phù hợp sẽ giúp người suy giãn tĩnh mạch cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh của cơ, xương khớp, nâng cao sức khoẻ tổng thể nói chung và tĩnh mạch nói riêng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình tập để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Chỉ tập các tư thế tốt cho lưu thông máu từ chân chảy về tim, giúp làm giảm sức ép lên van tĩnh mạch như tư thế lộn ngược, đứng trên vai,…
  • Không tập các tư thế gây tăng áp lực lên tĩnh mạch như ngồi hoa sen, bắt chéo chân, hít sâu, ép bụng….
  • Có thể thực hiện các bài tập nâng chân, nhón gót chân để tăng độ dẻo dai cho cơ bắp vùng chân và hông, từ đó giúp đẩy máu từ các tĩnh mạch nông vào tĩnh mạch sâu và về tim thuận lợi hơn.
  • Nên kết hợp tập yoga với các bộ môn khác như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp để kích thích tuần hoàn máu và bớt nhàm chán.
  • Có thể đeo vớ giãn tĩnh mạch khi tập yoga để hiệu quả mang lại tối ưu.
  • Sau khi tập yoga nên xối lại chân với nước lạnh, như vậy sẽ giúp co tĩnh mạch, ngăn ngừa tình trạng sưng phù chân.
  • Trước khi người bệnh giãn tĩnh mạch có ý định tập yoga thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để biết bản thân phù hợp với mức độ tập luyện nào. Tránh trường hợp tập các bài tập nặng, quá sức khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Xem thêm: Các biện pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân

Tóm lại, tập yoga có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch nếu được thực hiện đúng và đều đặn. Ngoài ra, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn được các tư thế tập phù hợp nhất với tình trạng bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Tham khảo từ: Giãn tĩnh mạch có nên tập yoga – dulcit.vn

]]>
https://tinsuckhoe.org/gian-tinh-mach-co-tap-yoga-duoc-khong-10126/feed/ 0